Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Lấy ý kiến về các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013
(22:24:32 PM 14/02/2014)Ảnh minh họa IE
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết: Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014, là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước
C ác Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật phải bảo đảm tuân thủ và phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan; Nghị định chỉ quy định chi tiết những điều, khoản mà Luật giao cho Chính phủ; đồng thời làm rõ các nội dung trong Luật còn được hiểu chưa thống nhất; kế thừa các quy định hiện hành còn giá trị; bảo đảm tính khả thi, ổn định của chính sách, pháp luật về đất đai. Đặc biệt, phải đảm bảo tính khả thi và giải quyết được những bất cập, tồn tại trong thực tiễn.
Dự thảo Nghị định về quy định về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được bố cục thành 3 Chương gồm 24 Điều nhằm tiếp tục cụ thể hóa 14 nội dung mà Luật Đất đai năm 2013 đã giao cho Chính phủ quy định. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và địa phương , dự thảo lần này đã tập trung xử lý một số ý kiến còn khác nhau trong đó có cơ chế , chính sách về hỗ trợ theo hướng đảm bảo đời sống, việc làm cho người có đất thu hồi, đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất và ổn định về chính sách bồi thường, hỗ trợ trước và sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đại biểu tỉnh Quảng Ninh nêu ý kiến: Điều 3 Chương 2 của dự thảo Nghị định quy định về chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và chi phí đầu tư vào đất còn lại nhưng rất khó khăn khi xác định chi phí đầu tư vào đất như san lấp mặt bằng và chi phí khác. Ví dụ như đối với các đầm nuôi thủy sản, việc người dân đầu tư đắp bờ đầm có được bồi thường theo hướng trên không?; Điều 4 Chương 2 về trường hợp đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân thì dự thảo Nghị định quy định giao từng địa phương quy định mức hỗ trợ. Như vậy, nếu ko có mức quy định khung chung thì mỗi tỉnh sẽ đưa ra một mức hỗ trợ riêng dẫn đến khó thức hiện đồng bộ.
Đại biểu này cũng đề nghị tại Điều 6 Khoản 1 nên quy định bồi thường bằng nhà ở, đất ở hoặc bằng tiền để các địa phương dễ xử lý trong trường hợp quỹ đất ở của địa phương hạn hẹp. Đặc biệt đối với Điều 10 Chương 2, đại biểu tỉnh Quảng Ninh cho rằng mức hỗ trợ đất nông nghiệp bao gồm hai loại. Đó là đất nông nghiệp nằm trong khu hành chính phường; đất nông nghiệp ngoài cánh đồng phải có hai mức bồi thường khác nhau. Dự thảo Nghị định chỉ đưa ra định nghĩa chung là đất nông nghiệp chứ không phân loại mức hỗ trợ cụ thể.
Đại biểu thành phố Hải phòng cũng đồng quan điểm với đại biểu tỉnh Quảng Ninh đối với Điều 10 Chương 2 và cho biết, hiện giá đất nông nghiệp của Hải Phòng trong địa bàn hành chính phường có giá thị trường gần 1 triệu đồng/m2. Nếu theo quy định thì mỗi m2 đất nông nghiệp sẽ chỉ được bồi thường ở mức khoảng hơn 300 nghìn đồng/m2. Tính theo phương pháp thu nhập thì còn thấp hơn, chỉ từ 60 đến 100 nghìn đồng/m2. Đại biểu này đề nghị cần cân đối xem xét giá đất nông nghiệp đối với khu vực hành chính phường, nhằm tránh sự mất đoàn kết và khiếu kiện, do người dân những nơi này đang mặc nhiên thừa nhận giá đất nông nghiệp ở khu vực hành chính phường cao hơn giá đất nông nghiệp ở khu vực huyện.
Dự thảo Nghị định quy định về giá đất đã tập trung xử lý một số ý kiến còn khác nhau trong đó có cơ chế, chính sách về hỗ trợ theo hướng đảm bảo đời sống, việc làm cho người có đất thu hồi, đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất và ổn định về chính sách bồi thường, hỗ trợ trước và sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các đại biểu cũng nêu một số ý kiến như việc xác định giá đất nông nghiệp trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn vì không có cơ sở pháp lý làm căn cứ xác thực. Về xây dựng khung giá đất việc quy định vùng chi tiết đến 7 vùng kinh tế, 6 loại đô thị đối với 11 loại đất, trong đó tách riêng khung giá đất thương mại, dịch vụ ra khỏi khung giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có hợp lý hay không?. Khung giá đất hiện nay vẫn có khu vực quy định mức giá quá thấp, chỉ 1 nghìn đồng/m2, cần xem xét đưa giá đất lên mức phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?