Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ năm, 21/11/2024, 19:47:16 PM (GMT+7)
Viết thư gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát vì muốn cứu nguy cho... tôm
(22:52:43 PM 04/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trước sự an nguy của con tôm khi quá nhiều lô hàng có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép bị nước ngoài trả lại, một nhân viên công ty thủy sản gửi thư kêu cứu đến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát.
>> Công ty TNHH Truyền thông Reporter VN tổ chức “Ngày hội dinh dưỡng và phát triển 2021” cho trẻ em nghèo ở Sóc Trăng >> Nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển ở Sóc Trăng chết khô do thiếu nước >> Con đường hoa kèn hồng ở Sóc Trăng >> Mưa nhiều, lúa ngập, nông dân Sóc Trăng đối mặt với giá lúa giảm >> Cần nhân rộng mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại Sóc Trăng
>>Tâm thư gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát kêu cứu cho... tôm
Tuần qua, anh nhân viên Hoàng Thanh Vũ làm việc tại Phòng Quản lý chất lượng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sao Ta (Fimex Việt Nam) ở vùng tôm lúa Sóc Trăng mất ăn mất ngủ khi thấy có quá nhiều lô tôm Việt Nam bị đối tác ngoài nước trả lại vì dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép.
Vì vậy, anh đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát để kêu cứu cho con tôm. Lời thỉnh cầu của anh nhân viên trẻ không vì mục đích cá nhân mà muốn cứu hàng chục ngàn công nhân của hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với hàng triệu người nuôi tôm miền Tây.
Vì vậy, anh đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát để kêu cứu cho con tôm. Lời thỉnh cầu của anh nhân viên trẻ không vì mục đích cá nhân mà muốn cứu hàng chục ngàn công nhân của hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với hàng triệu người nuôi tôm miền Tây.
Anh Hoàng Thanh Vũ (bìa trái), người gửi thư cho Bộ trưởng Cao Đức Phát để kêu cứu cho doanh nghiệp, công nhân với người nuôi tôm miền Tây. Ảnh: Diễm Hằng |
Theo anh Vũ, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép người nuôi thủy sản sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin nhưng hạn chế ở mức có dư lượng không vượt 100ppb (một trăm phần tỷ). Trong khi đó qui định ở hai thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh rất lớn từ của Việt Nam là Nhật Bản thì dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxacin cho phép dưới 10ppb và Hoa Kỳ là 1ppb.
Chính sự không đồng bộ của quy định trong nước với đối tác nhập khẩu ở nước ngoài nên trong năm 2011 có đến 56 lượt tôm xuất khẩu từ Việt Nam đã bị nhà chức trách Nhật Bản phát hiện có dư lượng kháng sinh Enrofloxacin vượt mức cho phép, phổ biến khoảng 20ppb nên hàng hóa bị buộc tái nhập về Việt Nam.
Theo quy định của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad), nếu doanh nghiệp nào bị đối tác ngoài nước bốn lần cảnh báo về chất lượng tôm xuất khẩu chứa dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép thì sẽ bị cắt hoặc tạm ngưng có thời hạn xuất vào thị trường Nhật Bản.
Hiện có rất nhiều đơn vị bị cảnh báo 3 lần nên chỉ cần bị cảnh báo thêm một lần nữa thì hàng loạt doanh nghiệp em sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí phá sản gây nguy cơ đẩy hàng chục ngàn lao động bị thất nghiệp.
Chính sự không đồng bộ của quy định trong nước với đối tác nhập khẩu ở nước ngoài nên trong năm 2011 có đến 56 lượt tôm xuất khẩu từ Việt Nam đã bị nhà chức trách Nhật Bản phát hiện có dư lượng kháng sinh Enrofloxacin vượt mức cho phép, phổ biến khoảng 20ppb nên hàng hóa bị buộc tái nhập về Việt Nam.
Theo quy định của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad), nếu doanh nghiệp nào bị đối tác ngoài nước bốn lần cảnh báo về chất lượng tôm xuất khẩu chứa dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép thì sẽ bị cắt hoặc tạm ngưng có thời hạn xuất vào thị trường Nhật Bản.
Hiện có rất nhiều đơn vị bị cảnh báo 3 lần nên chỉ cần bị cảnh báo thêm một lần nữa thì hàng loạt doanh nghiệp em sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí phá sản gây nguy cơ đẩy hàng chục ngàn lao động bị thất nghiệp.
Năm qua, chỉ tính riêng chi phí kiểm nghiệm, Fimex Việt Nam tốn khoảng 6 tỷ đồng, chiếm 1/3 lợi nhuận.Ảnh: Diễm Hằng |
Trò chuyện cùng phóng viên, anh Vũ cho biết để tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh trong tôm, trong năm 2011 Fimex Việt Nam phải tốn đến 4,2 tỷ đồng cộng với khoảng 1,7 tỷ đồng chi phí kiểm tra hóa học ở Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 tại Cà Mau đã “ngốn” đến 0,5% giá thành sản phẩm trong khi lợi nhuận kinh doanh con tôm rất thấp, trung bình chỉ 1,5% trên doanh số.
Điều đáng quan tâm nhất là dù chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh làm mất đi 1/3 lợi nhuận nhưng có thể doanh nghiệp cố gắng “gồng mình” được nhưng điều khó khăn nhất cho ngành chế biến tôm xuất khẩu ở Việt Nam là người nuôi tôm miền Tây thả nuôi theo nhiều hình thức khác nhau, cách sử dụng thuốc kháng sinh của nông dân không người nào giống người nào nên rất khó kiểm soát được chất lượng đầu vào.
Hầu hết doanh nghiệp chế biến thủy sản thấy rằng khi tổ chức mua tôm thương phẩm ở những đầm tôm công nghiệp quy mô lớn thì việc kiểm soát chất lượng dễ dàng, ít phí tổn. Nhưng đại đa số người nuôi tôm ở miền Tây nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, quy mô nhỏ, sản lượng nhỏ nên mỗi ao chỉ vài trăm ký.
Với quy mô như vậy so với một container xuất khẩu 17 tấn thành phẩm thì cần tới sản lượng của 40-50 ao tôm mới đủ. Vì vậy, nếu kiểm tra hết từng ao một sẽ rất tốn chi phí, đó là chưa kể do thiếu dụng cụ vận chuyển, bảo quản nên các đại lý thu gom nguyên liệu thường dồn các lô hàng nhỏ của hàng chục nông dân thành một lô lớn nên việc kiểm tra nhiễm kháng sinh trong tôm nguyên liệu vô cùng khó khăn.
Mặc khác, tuy ngành nông nghiệp khuyến cáo sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin ở mức hạn chế và phải trước lúc thu hoạch khoảng 4 tuần. Tuy nhiên, thực tế là không phải nông dân nào cũng biết “hạn chế” vì tâm lý người nuôi tôm muốn sử dụng liều cao trộn vào thức ăn để tôm mau hết bệnh. Sử dụng 2-3 ngày thấy không ổn nhưng đàn tôm bị bệnh cũng đã khá lớn nên người nuôi kéo bán để tránh lỗ vốn.
Đây chính là những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm còn rất cao, Nhật Bản buộc phải trả về, doanh nghiệp ôm xô và hậu quả là người nuôi tôm lãnh đủ nếu nhà nhập khẩu tẩy chay tôm Việt Nam.
Theo lãnh đạo Ủy ban Tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), vài tháng trước VASEP đã gửi công văn tới Tổng cục Thủy sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị ban hành quyết định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong nuôi tôm và hướng dẫn người nuôi sử dụng chất thay thế nhưng không được quan tâm giải quyết thấu đáo.
Nếu Bộ Nông nghiệp cứ tiếp tục cho người nuôi tôm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin thì chắc chắn đầu năm nay nhiều nhà máy sản xuất tôm đông lạnh sẽ bị đóng cửa khi có thêm hàng hóa bị đối tác nước ngoài trả về vì dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đến lần thứ tư. Vì vậy cần thiết phải cấm sử dụng hai loại kháng sinh vừa nêu để cứu doanh nghiệp lẫn công nhân và nông dân nuôi tôm trong vụ nuôi mới nếu không muốn con tôm Viện Nam bị nhà nhập khẩu nước ngoài tẩy chay.
Điều đáng quan tâm nhất là dù chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh làm mất đi 1/3 lợi nhuận nhưng có thể doanh nghiệp cố gắng “gồng mình” được nhưng điều khó khăn nhất cho ngành chế biến tôm xuất khẩu ở Việt Nam là người nuôi tôm miền Tây thả nuôi theo nhiều hình thức khác nhau, cách sử dụng thuốc kháng sinh của nông dân không người nào giống người nào nên rất khó kiểm soát được chất lượng đầu vào.
Hầu hết doanh nghiệp chế biến thủy sản thấy rằng khi tổ chức mua tôm thương phẩm ở những đầm tôm công nghiệp quy mô lớn thì việc kiểm soát chất lượng dễ dàng, ít phí tổn. Nhưng đại đa số người nuôi tôm ở miền Tây nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, quy mô nhỏ, sản lượng nhỏ nên mỗi ao chỉ vài trăm ký.
Với quy mô như vậy so với một container xuất khẩu 17 tấn thành phẩm thì cần tới sản lượng của 40-50 ao tôm mới đủ. Vì vậy, nếu kiểm tra hết từng ao một sẽ rất tốn chi phí, đó là chưa kể do thiếu dụng cụ vận chuyển, bảo quản nên các đại lý thu gom nguyên liệu thường dồn các lô hàng nhỏ của hàng chục nông dân thành một lô lớn nên việc kiểm tra nhiễm kháng sinh trong tôm nguyên liệu vô cùng khó khăn.
Mặc khác, tuy ngành nông nghiệp khuyến cáo sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin ở mức hạn chế và phải trước lúc thu hoạch khoảng 4 tuần. Tuy nhiên, thực tế là không phải nông dân nào cũng biết “hạn chế” vì tâm lý người nuôi tôm muốn sử dụng liều cao trộn vào thức ăn để tôm mau hết bệnh. Sử dụng 2-3 ngày thấy không ổn nhưng đàn tôm bị bệnh cũng đã khá lớn nên người nuôi kéo bán để tránh lỗ vốn.
Đây chính là những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm còn rất cao, Nhật Bản buộc phải trả về, doanh nghiệp ôm xô và hậu quả là người nuôi tôm lãnh đủ nếu nhà nhập khẩu tẩy chay tôm Việt Nam.
Theo lãnh đạo Ủy ban Tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), vài tháng trước VASEP đã gửi công văn tới Tổng cục Thủy sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị ban hành quyết định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong nuôi tôm và hướng dẫn người nuôi sử dụng chất thay thế nhưng không được quan tâm giải quyết thấu đáo.
Nếu Bộ Nông nghiệp cứ tiếp tục cho người nuôi tôm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin thì chắc chắn đầu năm nay nhiều nhà máy sản xuất tôm đông lạnh sẽ bị đóng cửa khi có thêm hàng hóa bị đối tác nước ngoài trả về vì dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đến lần thứ tư. Vì vậy cần thiết phải cấm sử dụng hai loại kháng sinh vừa nêu để cứu doanh nghiệp lẫn công nhân và nông dân nuôi tôm trong vụ nuôi mới nếu không muốn con tôm Viện Nam bị nhà nhập khẩu nước ngoài tẩy chay.
Diễm Hằng/VTC News
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.