Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Việt Nam nhập mạnh thịt chó, thịt chuột từ Campuchia
(14:31:57 PM 26/08/2014)
Anh Chheng An (22 tuổi), đang chuẩn bị xe máy để đi giao chuột cho những người mua tại biên giới với Việt Nam. “Thịt chuột ở Việt Nam đắt lắm, còn ở Campuchia lại rẻ mạt", Chheng An nói.
Đặc sản thịt chuột Việt Nam nổi tiếng thế giới Việt Nam mất độc quyền đặc sản thịt chuột đồng Campuchia xuất khẩu cả tấn chuột sang VN mỗi ngày
Lâu nay, thịt chó, thịt chuột đã trở thành món khoái khẩu, là đặc sản của người Việt Nam. Hằng năm, người Việt tiêu thụ một số lượng không nhỏ những "đặc sản" này, đến mức phải nhập khẩu chó, chuột từ các nước lân cận, trong đó có Campuchia.
Thế nên, các cánh đồng ở Campuchia, hàng chục nghìn con chuột bị đánh bẫy mỗi ngày để cung ứng cho thị trường xuất khẩu ngày một phát triển.
Ở Campuchia, cao điểm của mùa đánh bẫy chuột là sau mùa gặt (khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm). Vào mùa này, bà Saing Sambou (46 tuổi), thương lái người Campuchia, có thể xuất khẩu tới hơn 2 tấn thịt chuột sang Việt Nam chỉ trong một buổi sáng.
Người phụ nữ này tiết lộ rằng trong suốt 15 năm qua, công việc kinh doanh của bà ngày càng tốt, thậm chí còn phát triển hơn trước gấp 10 lần. Ban đầu, thịt chuột chỉ có giá chưa tới 0,2 USD/kg, nhưng hiện giờ đã lên tới 2,5 USD/kg.
Những năm gần đây, tại Campuchia, nghề bắt chuột đồng để bán thu hút khá đông những người nghèo khó ở đủ các độ tuổi của Phnom Penh. Hàng ngày, chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.
Không chỉ có chuột mà mỗi năm, hàng trăm nghìn con chó bị bắt tại Campuchia cũng được buôn lậu sang Việt Nam. Điểm đến cuối cùng của những con vật xấu số này là những nhà hàng đặc sản cao cấp và những quầy hàng vỉa hè ở Hà Nội.
Sếu đầu đỏ "bỏ" Việt Nam bay sang Campuchia
Sếu đầu đỏ kiếm ăn tại khu bảo tồn Anlung Pring - Ảnh: Thanh Nhã
Trong khi Việt Nam phải nhập hàng tấn chó, chuột mỗi ngày từ Campuchia thì sếu đầu đỏ lại "bỏ" Việt Nam bay sang Campuchia.
Cuối tháng 3/2014, Hội Sếu quốc tế đã kiểm đếm sếu đầu đỏ đồng loạt tại Việt Nam và Campuchia.
TS Trần Triết, điều phối viên Chương trình Đông Nam Á - Hội Sếu quốc tế cho biết: "Hằng năm, vào cuối tháng 3, Hội Sếu quốc tế tổ chức đếm sếu đầu đỏ đồng loạt tại các điểm có loài chim này để kiểm kê số lượng.
Qua 14 năm theo dõi quần thể sếu đầu đỏ, tôi nhận thấy số lượng sếu tại Việt Nam giảm dần trong 5 năm gần đây. Riêng năm nay, tỉ lệ sếu giảm đột biến, thấp nhất trong 14 năm qua. Năm nay, phần lớn đàn sếu ở lại Campuchia chứ không về Việt Nam".
Giới săn ảnh sếu đầu đỏ cũng cho biết từ đầu năm đến nay, lượng sếu về kiếm ăn và sinh sống tại vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Kiên Giang rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong khi đó, hàng trăm con sếu đầu đỏ được ghi nhận đang tụ hội về khu bảo tồn Anlung Pring rộng 217ha ở khu Aparasát, thuộc ấp Thốt Nốt, xã Ton Hon, huyện Kampontrach, tỉnh Kampốt, Campuchia.
Theo cán bộ xã Ton Hon, năm 2001 nơi đây chỉ có 20 con sếu về kiếm ăn và số lượng tăng dần hằng năm. Đến đầu năm 2014 đã có 309 con sếu đầu đỏ về ăn, ngủ và sống ở khu bảo tồn này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.