»

Thứ tư, 30/10/2024, 12:14:03 PM (GMT+7)

Trả giá đắt cho thủy điện

(23:50:03 PM 12/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Những tổn thất do thủy điện gây ra là rất nhiều và lâu dài, trong đó tổn thất lớn nhất là con người không được các nhà đầu tư tính toán đến
Khi lập dự án khai thác điện năng, các nhà đầu tư đều cho rằng đây là năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, giá thành cũng rẻ hơn vì có sẵn trong tự nhiên… Cứ thế, việc lấn rừng xây dựng thủy điện đang được khai thác triệt để. Đây là nhận xét của GS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và quản lý môi trường.
Phát thải khủng khiếp
Theo dự án nghiên cứu khí nhà kính do Hiệp hội Thủy điện quốc tế phối hợp với Tổ chức UNESCO thực hiện, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước luôn phát thải khí nhà kính. Các hồ chứa là nơi thu gom các vật liệu đến từ toàn bộ lưu vực sông. Chất hữu cơ được dồn vào nơi thu gom từ các hệ sinh thái trên cạn bao quanh. Ngoài ra, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và ô nhiễm nông nghiệp cũng dồn vào hệ sinh thái này và phát thải khí nhà kính. Tiến hành đo đạc trên một số đập thủy điện, dự án kết luận thủy điện vẫn phát thải khí nhà kính là CH4, và CO2 – hai loại khí nhà kính hàng đầu.
 
Khu vực rừng nguyên sinh Vườn Quốc gia Cát Tiên dự kiến cắt cho dự án thủy điện Đồng Nai 6
 
Trong khi đó, Viện Khoa học Không gian quốc gia Brazil đưa ra con số ước tính các đập lớn của thế giới phát thải khoảng 104 triệu m3 CH4 mỗi năm từ hồ chứa, tua bin, đập tràn và hạ nguồn đập. Từ đó, kết luận các đập thủy điện đóng góp 4% các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, đặt vấn đề làm thủy điện đồng nghĩa với việc chặt phá rừng đầu nguồn, bản chất của thủy điện là can thiệp thô bạo vào dòng chảy, nguồn nước… thì có thân thiện với môi trường hay không?
“Ăn gian” khi tính giá thành điện năng
Giá thành năng lượng thủy điện cũng chưa hẳn là rẻ nếu tính đúng chi phí đầu tư. Theo nghiên cứu của Ủy ban Thế giới về đập (WCD), chi phí xây đập rất cao, vì chi phí thực tế bao giờ cũng “đội” lên 56% so với chi phí dự toán ban đầu và thời gian hoàn thành cũng kéo dài, năng suất đập cung cấp không bao giờ đạt được theo thiết kế. Cho nên, WCD khuyến cáo khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về tầng suất và mức độ thì thủy điện không thể là nguồn năng lượng giá rẻ.
Theo nghiên cứu thực tế của Tổ chức Con người và Thiên nhiên, để sản xuất 1 MW điện phải phá khoảng 2,35 ha diện tích rừng đặc dụng, khu bảo tồn. Còn theo TS Lê Anh Tuấn, giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với giảm nguồn thu từ việc bán tín chỉ phát thải CO2, nhưng ít nhà đầu tư nào tính đến yếu tố này.
Trong khi đó, TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững tài nguyên nước thích nghi biến đổi khí hậu, cho rằng các nhà đầu tư đã “ăn gian” khi tính giá thành điện năng. Bởi theo ông, những tổn thất do thủy điện gây ra là rất nhiều và lâu dài. Đặc biệt, tổn thất lớn nhất là con người thì lại càng không được các nhà đầu tư tính toán đến. Năm 1975, đập thủy điện Shimantan (Trung Quốc) bị vỡ khiến 170.000 người thiệt mạng, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 8,7 tỉ USD. Năm 1979, sự cố vỡ đập thủy điện Morvi (Ấn Độ) làm 1.500 người thiệt mạng, thiệt hại khoảng 1,1 tỉ USD…
Không thể bù đắp
TS Đào Trọng Tứ cho biết WCD đã tiến hành nghiên cứu hơn 1.000 con đập tại hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Báo cáo cuối cùng cho thấy dù đóng góp cho năng lượng, phát triển kinh tế nhưng các đập thủy điện gây ra tác động tiêu cực rất lớn. Đó là làm thay đổi toàn bộ chế độ dòng chảy tự nhiên, kéo theo sự thay đổi môi trường lưu vực sông, làm giảm lượng phù sa và chất dinh dưỡng khu vực hạ lưu đập gây tác động tiêu cực đến các loài thủy sinh, trong đó có cá là nguồn sinh kế của người dân sống trong lưu vực.
Ngoài ra, sự suy giảm các chất bồi lắng xuống hạ lưu dẫn tới sự suy thoái hóa lòng dẫn, thay đổi sinh thái lòng sông, thoái hóa các vùng đồng bằng ven biển do lượng phù sa suy giảm, dẫn đến hậu quả biển lấn, xói lở bờ sông và bờ biển. Những suy tổn này rất khó hoặc không thể khôi phục. “Những tổn thất này, tất nhiên người dân và Chính phủ sẽ phải gánh, còn nhà đầu tư vẫn “bỏ túi” những món lợi lớn từ các dự án thủy điện. Nếu cộng gộp cả những chi phí này nữa, liệu giá thành thủy điện có rẻ không? Năng lượng thủy điện có thể tái tạo nhưng những tổn thất đối với con người, môi trường tự nhiên thì không thể khôi phục được. Vậy năng lượng từ thủy điện có xanh, có rẻ hay không?”- TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.
 
Theo báo cáo của WCD, hơn 40 triệu người ở nhiều nước trên thế giới đã phải rời bỏ nơi sinh sống lâu đời để nhường chỗ cho các hồ chứa và con đập. Quá trình tái định cư không được thực hiện tốt, công bằng, đẩy cuộc sống của nhiều triệu người vào cảnh khó khăn và rủi ro.
Bài và ảnh: THU SƯƠNG (Người lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trả giá đắt cho thủy điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI