Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thuế bảo vệ môi trường: Thu nhiều, chi ít 
(20:10:43 PM 01/04/2016)
Số thuế bảo vệ môi trường trên chưa bao gồm số thu thuế bảo vệ môi trường từ các mặt hàng nhập khẩu, được tính vào số thu của hoạt động xuất nhập khẩu.
Thu gấp đôi, nhưng số chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lại không tương ứng. Năm 2015, số chi cho bảo vệ môi trường là hơn 11,7 ngàn tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2014.
Đến năm 2016, Chính phủ đặt ra mục tiêu thu thuế bảo vệ môi trường lên đến hơn 38 ngàn tỉ đồng, cao hơn gần 10 ngàn tỉ so với số thực hiện năm 2015.
Số thu đặt ra cho năm 2016 cao hơn hẳn năm 2015, nhưng chi cho bảo vệ môi trường năm 2016 lại chỉ dự tính ở mức 12,2 ngàn tỉ đồng, chỉ cao hơn chút ít so với số chi cho bảo vệ môi trường của năm 2015.
Thực tế, từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được bố trí thành một nguồn riêng với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần qua từng năm.
Cụ thể, năm 2010, tổng chi sự nghiệp môi trường là 6,2 ngàn tỉ đồng, năm 2011 chi 7,6 ngàn tỉ đồng, năm 2012 tăng lên 9 ngàn tỉ. Đến năm 2014, tổng chi sự nghiệp môi trường là gần 10 ngàn tỉ đồng và năm 2015 là hơn 11 ngàn tỉ đồng.
Tuy nhiên, báo cáo riêng về công tác bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ gửi Đại biểu Quốc hội cho thấy nhiều nơi người dân vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường gấp 2 lần cho phép.
Điển hình tại các đô thị lớn với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai,... ô nhiễm bụi vẫn diễn ra phổ biến. Tại các nút giao thông như: đường Phùng Hưng - Hà Đông, Nguyễn Văn Cừ - Long Biên (Hà Nội), ngã tư An Sương, Gò Vấp (TP.HCM), ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai), nồng độ bụi đã vượt quá quy chuẩn cho phép 1,2-2 lần.
Ô nhiễm bụi xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp ở miền Bắc (KCN Thăng Long, Hà Nội), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Cái Lân (Quảng Ninh),... là khá nghiêm trọng, nồng độ bụi trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5-2,5 lần.
Trong tổng số 786 đô thị trên cả nước, mới chỉ có 40 đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, 60% đô thị còn lại chưa có công trình xử lý nước thải. Tỉ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới chỉ đạt mức 10-11%; còn lại phần lớn đều chưa được xử lý, thải ra ngoài môi trường.
Chính phủ cho rằng: Vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu. Trong khi đó lại đang thiếu những cơ chế khả thi để huy động nguồn vốn, nhất là cơ chế thu trực tiếp bù chi để thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư bảo vệ môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)