Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
“Thấm trong giới hạn cho phép” chỉ là cách nói trấn an dư luận
(21:54:04 PM 09/08/2012) Theo các chuyên gia ngành xây dựng, dù được xử lý tốt đến đâu thì vết thấm cũng sẽ tái trở lại
Xử lý nửa vời
Theo Th.S Phạm Sanh thì đơn vị tư vấn giám sát phải công bố cụ thể lưu lượng thấm đo ở đâu? Đo trong từng lỗ thấm cụ thể hay trong toàn bộ diện tích hầm? Lưu lượng thấm tính theo quy chuẩn nào? Phải có những số liệu cụ thể chứ không thể nói chung chung như vậy?
Ông cho biết: “Tôi cũng chưa được nắm các số liệu này nên không biết “thấm trong giới hạn cho phép” theo hợp đồng kỹ thuật như cách nói của họ là thế nào. Nhưng trong các tiêu chuẩn của Việt Nam thì không có cái này”.
Theo Th.S Phạm Sanh thì nguy cơ thấm đã tiềm ẩn ngay từ khi phát sinh các vết rạn nứt ở 4 đốt hầm dìm lúc vừa đúc xong. Bởi các vết rạn nứt khi các hầm dìm vừa được đúc xong vượt mức cho phép đến 10 lần. Nếu chúng ta xử lý tốt ngay từ ban đầu, khi các đốt hầm dìm còn trên bờ thì hiện nay đã đỡ hơn, nhưng thực tế là hiện nay hầm Thủ Thiêm đang tiếp tục thấm.
Theo chủ đầu tư hầm Thủ Thiêm thì hiện các vị trí thấm này đang được xử lý chống thấm bằng biện pháp khoan lỗ, lắp các đầu bơm (nút nhựa màu cam) và bơm chất chống thấm tốt nhất vào. Sau khi chất chống thấm đã ổn định và không còn thấm nữa, đơn vị thi công sẽ tháo các đầu bơm ra và vệ sinh khu vực xử lý chống thấm.
Về phương án xử lý thấm này, Th.S Phạm Sanh cho rằng: “Về nguyên tắc, biện pháp xử lý thấm của nhà thầu là phù hợp với công nghệ xử lý thấm ở các công trình ngầm khác trên thế giới. Nhưng đó là ở các công trình quy mô nhỏ, còn ở đây là 1 công trình lớn rất phức tạp. Nếu chúng ta bơm nhựa vào các khe thấm thì làm sao mà chèn chặt hết các kẽ hở nhỏ được. Qua thời gian dưới các tác động bên ngoài, các khe hở nhỏ này sẽ tiếp tục mở rộng và thấm trở lại là điều tất yếu!”.
Ngoài ra, keo chống thấm loại tốt nhất hiện nay cũng chỉ có tuổi thọ tối đa là 20 năm, trong khi hầm có tuổi thọ thiết kế đến 100 năm. Như vậy, dù xử lý chống thấm bằng keo tốt cỡ nào đi nữa thì vết thấm vẫn cứ sẽ tái đi tái lại nhiều lần.
Hầm Thủ Thiêm sẽ ra sao nếu phải chịu tác động lớn
Một điều khác khiến Th.S Phạm Sanh băn khoăn là trong thời gian hoạt động 9 tháng qua, lưu lượng xe qua hầm Thủ Thiêm còn rất thấp, hầm cũng chỉ chịu những tác động bình thường, chưa phải là tác động lớn nhất mà đã nhanh chóng xuất hiện rạn nứt, thấm nước như thế thì nếu xảy ra tác động bất thường thì sao?
Ông nói: “Hầm Thủ Thiêm có thể chịu những tác động lớn nhất như có động đất, lưu lượng xe tăng đột biến bất thường, lực tác động đột ngột lên bề mặt hầm khi có tàu thuyền từ trên chìm xuống, sông Sài Gòn rơi vào đỉnh lũ cao nhất… Khi đó, tác động đến các vết nứt sẽ thế nào?”.
PGS.TS Đặng Hữu Diệp, Giám đốc Liên hiệp địa chất công trình xây dựng và môi trường, Ủy viên Tổng hội Địa chất Việt
Theo Th.S Phạm Sanh thì cách xử lý thấm hiện nay của nhà thầu chỉ là cách xử lý tình thế, hư đâu sửa đó, rất có khả năng trong tương lai gần sẽ xuất hiện thấm trở lại với mức độ nhanh hơn và rộng hơn. Ông nói: “Bê tông nứt là chuyện bình thường, nhưng vấn đề là chúng ta xử lý thế nào cho nó không bất thường”.
Một vấn đề khác mà dư luận đang quan tâm là thời hạn bảo hành hầm Thủ Thiêm sẽ hết vào cuối năm 2012. Nếu chủ đầu tư cứ đồng ý với cách khắc phục nửa vời như thế này của nhà thầu và tư vấn giám sát thì khả năng hầm Thủ Thiêm bị thấm trở lại là rất cao. Khi thời hạn bảo hành đã hết (từ năm 2013), chi phí khắc phục những sự cố như thế này sẽ phải lấy từ ngân sách nhà nước, đó là tiền của dân!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.