»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:53:19 PM (GMT+7)

“Thấm trong giới hạn cho phép” chỉ là cách nói trấn an dư luận

(21:54:04 PM 09/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Về đánh giá “thấm nước ở hầm Thủ Thiêm nằm trong giới hạn cho phép” của chủ đầu tư, Thạc sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng: “Theo tôi thì phát biểu ấy chỉ mang tính trấn an dư luận xã hội, chứ về mặt chuyên môn kỹ thuật là không nghiêm túc”.

  
Theo[-]các[-]chuyên[-]gia[-]ngành[-]xây[-]dựng,[-]dù[-]được[-]xử[-]lý[-]tốt[-]đến[-]đâu[-]thì[-]vết[-]thấm[-]cũng[-]sẽ[-]tái[-]trở[-]lại
Theo các chuyên gia ngành xây dựng, dù được xử lý tốt đến đâu thì vết thấm cũng sẽ tái trở lại
 

 

Xử lý nửa vời

Theo Th.S Phạm Sanh thì đơn vị tư vấn giám sát phải công bố cụ thể lưu lượng thấm đo ở đâu? Đo trong từng lỗ thấm cụ thể hay trong toàn bộ diện tích hầm? Lưu lượng thấm tính theo quy chuẩn nào? Phải có những số liệu cụ thể chứ không thể nói chung chung như vậy?

Ông cho biết: “Tôi cũng chưa được nắm các số liệu này nên không biết “thấm trong giới hạn cho phép” theo hợp đồng kỹ thuật như cách nói của họ là thế nào. Nhưng trong các tiêu chuẩn của Việt Nam thì không có cái này”.

Theo Th.S Phạm Sanh thì nguy cơ thấm đã tiềm ẩn ngay từ khi phát sinh các vết rạn nứt ở 4 đốt hầm dìm lúc vừa đúc xong. Bởi các vết rạn nứt khi các hầm dìm vừa được đúc xong vượt mức cho phép đến 10 lần. Nếu chúng ta xử lý tốt ngay từ ban đầu, khi các đốt hầm dìm còn trên bờ thì hiện nay đã đỡ hơn, nhưng thực tế là hiện nay hầm Thủ Thiêm đang tiếp tục thấm.

Theo chủ đầu tư hầm Thủ Thiêm thì hiện các vị trí thấm này đang được xử lý chống thấm bằng biện pháp khoan lỗ, lắp các đầu bơm (nút nhựa màu cam) và bơm chất chống thấm tốt nhất vào. Sau khi chất chống thấm đã ổn định và không còn thấm nữa, đơn vị thi công sẽ tháo các đầu bơm ra và vệ sinh khu vực xử lý chống thấm.

Về phương án xử lý thấm này, Th.S Phạm Sanh cho rằng: “Về nguyên tắc, biện pháp xử lý thấm của nhà thầu là phù hợp với công nghệ xử lý thấm ở các công trình ngầm khác trên thế giới. Nhưng đó là ở các công trình quy mô nhỏ, còn ở đây là 1 công trình lớn rất phức tạp. Nếu chúng ta bơm nhựa vào các khe thấm thì làm sao mà chèn chặt hết các kẽ hở nhỏ được. Qua thời gian dưới các tác động bên ngoài, các khe hở nhỏ này sẽ tiếp tục mở rộng và thấm trở lại là điều tất yếu!”.

Ngoài ra, keo chống thấm loại tốt nhất hiện nay cũng chỉ có tuổi thọ tối đa là 20 năm, trong khi hầm có tuổi thọ thiết kế đến 100 năm. Như vậy, dù xử lý chống thấm bằng keo tốt cỡ nào đi nữa thì vết thấm vẫn cứ sẽ tái đi tái lại nhiều lần.

Hầm Thủ Thiêm sẽ ra sao nếu phải chịu tác động lớn

Một điều khác khiến Th.S Phạm Sanh băn khoăn là trong thời gian hoạt động 9 tháng qua, lưu lượng xe qua hầm Thủ Thiêm còn rất thấp, hầm cũng chỉ chịu những tác động bình thường, chưa phải là tác động lớn nhất mà đã nhanh chóng xuất hiện rạn nứt, thấm nước như thế thì nếu xảy ra tác động bất thường thì sao?

Ông nói: “Hầm Thủ Thiêm có thể chịu những tác động lớn nhất như có động đất, lưu lượng xe tăng đột biến bất thường, lực tác động đột ngột lên bề mặt hầm khi có tàu thuyền từ trên chìm xuống, sông Sài Gòn rơi vào đỉnh lũ cao nhất… Khi đó, tác động đến các vết nứt sẽ thế nào?”.

PGS.TS Đặng Hữu Diệp, Giám đốc Liên hiệp địa chất công trình xây dựng và môi trường, Ủy viên Tổng hội Địa chất Việt Nam cũng lo ngại là phần hầm phía quận 2 nằm trên khu vực nền đất yếu. Hiện những vết rạn nứt, thấm nước được trám trét cũng chủ yếu thuộc về phầm hầm phía quận 2 nên yếu tố đất nền tại đây cũng cần được xem xét đến khi tìm biện pháp khắc phục sự cố này.

Theo Th.S Phạm Sanh thì cách xử lý thấm hiện nay của nhà thầu chỉ là cách xử lý tình thế, hư đâu sửa đó, rất có khả năng trong tương lai gần sẽ xuất hiện thấm trở lại với mức độ nhanh hơn và rộng hơn. Ông nói: “Bê tông nứt là chuyện bình thường, nhưng vấn đề là chúng ta xử lý thế nào cho nó không bất thường”.

Một vấn đề khác mà dư luận đang quan tâm là thời hạn bảo hành hầm Thủ Thiêm sẽ hết vào cuối năm 2012. Nếu chủ đầu tư cứ đồng ý với cách khắc phục nửa vời như thế này của nhà  thầu và tư vấn giám sát thì khả năng hầm Thủ Thiêm bị thấm trở lại là rất cao. Khi thời hạn bảo hành đã hết (từ năm 2013), chi phí khắc phục những sự cố như thế này sẽ phải lấy từ ngân sách nhà nước, đó là tiền của dân!

 

(Nguồn: Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Thấm trong giới hạn cho phép” chỉ là cách nói trấn an dư luận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI