Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Sức sống mới ở vùng Đồng Tháp Mười
(17:21:58 PM 30/04/2012)
Ảnh minh họa
Vùng đất hoang hóa
Trước đây, ĐTM của Long An không chỉ khó khăn phức tạp vì đất và nước phèn, mà còn bị ngập lụt không chu kỳ xảy ra thường xuyên. Nước ngập sâu trên 2m, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư và sản xuất. Nói về một thời gian khổ, ông Lê Thanh Tâm –Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An, nhớ lại: Đến thời điểm năm 1979, vùng ĐTM vẫn còn là vùng đất chưa được biết nhiều, đất còn hoang trên 176.000 ha, thiếu nước ngọt, sản xuất và sinh hoạt của người dân rất nghiêm trọng nhất là mùa khô, nắng hạn. Hầu hết canh tác lúa chỉ làm 1 vụ/năm, bằng các loại giống lúa dài ngày như Trường Hưng, Nàng Tây, Huyết Rồng,… với năng suất thấp và bấp bênh. Vùng này, đất rộng, người thưa phân bố rải rác và tỷ lệ đói còn cao; cơ sở hạ tầng còn yếu kém, kênh mương chưa nhiều, giao thông thủy bộ chỉ đếm trên đầu ngón tay, hàng hóa rất ít và lưu thông buôn bán gặp vô vàn trở ngại; bưu điện và điện lực chưa có gì đáng kể; trình độ dân trí thấp, y tế, giáo dục và cơ sở vật chất kỹ thuật - xã hội còn thô sơ, yếu kém. Bên cạnh đó, hậu quả nặng nề của chiến tranh chưa được khắc phục, ruộng đồng nhiều nới phải bỏ hoá do bị gài bom mìn dày đặc...
Chủ trương khai thác Đồng Tháp Mười
Tại Đại hội III (năm 1983), Đảng bộ Long An khẳng định và nêu rõ chủ trương đối với ĐTM. Theo đó, tỉnh tập trung chiến lược trước mắt và lâu dài về các vấn đề như: phục hóa, khai hoang mở rộng diện tích sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tạo điều kiện chuyển lúa mùa 1 vụ dài ngày- năng suất thấp- bấp bênh, sang làm lúa ngắn ngày- tăng vụ thâm canh- tăng năng suất, thay đổi tập quán làm ăn, nhanh chóng ổn định và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân ĐTM. Tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tập trung đẩy mạnh phát triển thủy lợi giao thông hoàn chỉnh, xây dựng hệ thống điện, bưu chính viễn thông- trường học- trạm xá, các cụm, tuyến dân cư, thị tứ,…; điều động, phân bố lại dân cư, chuyển vùng ĐTM thành trọng điểm lương thực (lúa), thực phẩm (lợn, gà, vịt, tôm,..), đưa cây công nghiệp (đay, bàng, tràm) phát triển tương xứng với đất đai.
Vùng sản xuất nông nghiệp đầy tiềm năng
Cùng với việc đầu tư của Nhà nước, người dân các nơi đến lập nghiệp không chỉ làm ruộng dựa trên kinh nghiệm từ bao đời nay của ông cha để lại, mà nay, họ đã biết kết hợp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hạn chế rủi ro và tăng năng suất, chất lượng cho cây lúa. Các mô hình liên kết sản xuất ra đời đã giúp người dân ĐTM có điều kiện nâng cao giá trị cho cánh đồng của mình. Nhiều nông dân đã trở thành triệu phú từ việc trồng lúa kết hợp với chăn nuôi trên vùng đất này. Điển hình như ông Trần Quang Minh (SN 1940), ngụ ấp Mây Rắc, xã Bình Thạnh (Mộc Hóa-Long An). Từ nơi khác đến lập nghiệp, khởi đầu bằng việc thuê 0,5 ha đất để sản xuất, sau thời gian tích cực lao động, ông dành dụm được một số vốn và mua 5 ha đất canh tác. Ngoài sản xuất lúa, ông còn đào ao nuôi cá kết hợp với trồng cây ăn trái. Năm 1992, ông tích lũy số vốn khá lớn và mua 40 ha đất sản xuất. Bên cạnh đó, ông Quang Minh đầu tư 3 máy cày, 1 máy cắt xếp, 1 máy gặt đập liên hợp để chủ động trong việc gặt lúa trong gia đình và tranh thủ thời gian nhàn rỗi làm thuê cho các hộ lân cận. Bình quân hàng năm, ông Quang Minh cung cấp ra thị trường 400 tấn lúa, khoảng 2 tấn cá và 8 tấn cây các loại (cam, bưởi, xoài), với lợi nhuận 1,4 tỷ đồng/năm. Từ mô hình sản xuất gia đình, ông đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng, và 50 lao động thời vụ với thu nhập 100.000 đồng/người/ngày. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mỗi năm ông Minh giúp đỡ 15-20 hộ nghèo trên địa bàn, tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện tại địa phương và đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên 50 triệu đồng.
Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An cho biết: Nếu như năm 1985, sản lượng lương thực của tỉnh là khoảng 600.000 tấn, thì đến nay, con số này đạt gần 2,5 triệu tấn. Trong đó, khu vực ĐTM đã chiếm gần 2 triệu tấn, trở thành vựa lúa của cả tỉnh. Đây là kết quả của sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở hạ tầng sản xuất, mở rộng diện tích gieo trồng các chủng loại giống lúa chất lượng và phẩm cấp cao, ứng dụng rộng cơ giới, công nghệ sinh học, tổ chức chuyển giao kỹ thuật tập trung qua xây dựng các cánh đồng lúa thâm canh “3 giảm, 3 tăng”, “cùng nông dân ra đồng” trên qui mô lớn. Bên cạnh đó, tỉnh đã bố trí hơn 44.000 hộ dân kinh tế mới từ các huyện phía Nam của tỉnh (Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ…) và từ các tỉnh, thành trong cả nước vào vùng ĐTM, thực hiện chủ trương bố trí lại dân cư, gắn lao động với đất đai, xóa đói giảm nghèo và tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc vùng biên giới Tây - Nam.
Khai thác có hiệu quả vùng ĐTM, tỉnh đã và đang xây dựng các “cánh đồng mẫu lớn”, thực hiện quy hoạch 40.000 ha lúa thâm canh chất lượng cao, tiếp tục các chương trình hỗ trợ nông dân ứng dụng giống, phát triển đa dạng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng cơ giới, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh,…
Những thay đổi ở vùng ĐTM đã làm cho người dân nơi đây an tâm sản xuất. Nơi đây trước kia là vùng sình lầy, bưng trấp, nay mọc lên những khu đô thị sầm uất, có chợ búa đông đúc, khu dân cư tập trung... Điều này cho thấy sức vươn lên thật mạnh mẽ, sự tự lực đi lên khắc phục khó khăn của nông dân ở vùng ĐTM.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.