»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:20:28 AM (GMT+7)

Sắp hết thời mạnh ai nấy lấn biển!

(12:05:52 PM 16/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ về lấn biển. Theo đánh giá của Bộ này, bên cạnh các lợi ích thu được, hoạt động lấn biển nếu không quản lý, kiểm soát tốt sẽ tác động rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái, sinh kế của người dân ven biển, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đất nước cả trước mắt và lâu dài…

Có lẽ chỉ đến khi cơ quan chức năng tính chuyện soạn luật, thông qua báo cáo đánh giá tác động sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng nghị định quy định về lấn biển, dư luận mới có dịp được nhìn thấy toàn cảnh bức tranh lấn biển ở Việt Nam với quá nhiều xấu xí, mà suốt một thời gian dài gần như mạnh ai nấy làm, mạnh địa phương nào có biển nấy quyết.

 
Lấn biển tùy tiện và cái giá phải trả
 
Trên thế giới hoạt động lấn biển đã diễn ra ở nhiều nước với quy mô và diện tích phụ thuộc vào điều kiện địa lý và khả năng từng quốc gia. Đứng đầu danh sách lấn biển để mở rộng và phát triển cảng biển là Trung Quốc, với diện tích lấn biển vùng cửa sông Dương Tử thuộc Thượng Hải là 400km2, cảng Thiên Tân thuộc vịnh Bột Hải với 365km2 và Đường Sơn (thành phố công nghiệp ven biển cấp tỉnh thuộc Hồ Bắc) với 275 km2. Diện tích lấn biển tại vịnh Tokyo (Nhật Bản) là 250km2, Incheon (Hàn Quốc) 220km2, vịnh San Francisco (Mỹ) 150km2, Mumbai (Ấn Độ) 148km2, Singapore 145km2, Công quốc Monaco lấn biển thêm 0,4km2 tức 20% lãnh thổ...
 
Với lấn biển để sử dụng làm các khu đô thị, siêu đô thị, phải kể đến khu vực vịnh Persian, điển hình là Dubai. Một trong những mục đích sử dụng đất lấn biển là mở rộng các đường băng sân bay. Thống kê năm 2016 có 102 sân bay trên toàn thế giới được xây dựng trên mặt nước với một phần hoặc toàn phần là đất lấn biển.
 
Ở phạm vi thế giới, Hà Lan là quốc gia có lịch sử lấn biển lâu đời nhất (từ thế kỷ XIV) xuất phát từ thực tế có đến trên 1/3 diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước biển trung bình, khoảng 65% diện tích nằm dưới mực nước triều cao. Chỉ riêng vùng cửa sông Zuiderzee của Hà Lan đã lấn biển với diện tích 1.650km2 trong thế kỷ XX. Gần 7.770km2 đất nông nghiệp hiện tại của Hà Lan là phần chìm dưới biển vào năm 1200. 
 
Sắp[-]hết[-]thời[-]mạnh[-]ai[-]nấy[-]lấn[-]biển!

Dự án hơn 10 ha với vốn đầu tư 33 triệu USD của Công ty cổ phần Nha Trang Sao đã tự ý lấn, lấp biển trái phép gần 2,3 ha danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang, bị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi tháng 8.2020. Ảnh: Hiếu Duy 
 
Bên cạnh các lợi ích thu được từ hoạt động lấn biển thì các tác động, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, kinh tế - xã hội cũng đang là vấn đề đặt ra với nhiều quốc gia. Tại Trung Quốc, các nghiên cứu về lấn biển ở Vịnh Lan Châu, sau 15 năm từ 1987 đến 2002 cho thấy 49,1% vùng đất ngập nước tự nhiên bị giảm và giảm từ 2.065 đến 1.915 chỉ số đa dạng cảnh quan; thành phố Triết Giang lấn biển 1.828km2 bãi triều đã làm cho tình trạng ngập lụt tăng lên 4 lần từ năm 1950 đến 2003; từ năm 1995, thành phố Thiên Tân đã không còn bờ biển tự nhiên do lấn biển quá nhiều.
 
Ở cảng Victoria của Hồng Kông, các công trình lấn biển làm mất cân bằng về quy hoạch, thu hẹp khu cảng dẫn tới  tắc nghẽn giao thông biển, phá vỡ cảnh quan, ô nhiễm môi trường… Tại Hàn Quốc, trong 30 năm qua, trên 40% diện tích vùng đất ngập nước đã bị san lấp, chuyển thành đất lấn biển. Ước tính, khoảng 54% vùng đất ngập nước của Mỹ, 90% vùng đất ngập nước của New Zealand, 68% rừng đước Philippines đã biến mất do sự khai thác của con người, chủ yếu là hoạt động khai hoang, lấn biển.
 
Thực tế vừa qua cho thấy, có những dự án có hoạt động lấn biển mà chủ yếu là các dự án bất động sản đã “quây” mặt biển và đường ra biển như là của riêng, cản trở quyền tiếp cận của người dân với biển...
 
Trước tình trạng các công trình, hoạt động lấn biển gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, môi trường biển, nhiều quốc gia đã đưa ra những quy định nhằm giảm thiểu tình trạng này. Nhiều nước đã ban hành luật để quy định chi tiết việc lấn biển như Hà Lan ban hành Luật Đê, đập và lấn biển từ năm 1904; Singapore ban hành Luật Đường bờ năm 1872 quy định lấn biển và sử dụng các vùng đất ngập nước và bãi bồi ven biển; các quốc gia đảo bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu như Tuvalu ban hành Luật Lấn biển và bãi bồi ven biển từ năm 1969, Bermuda ban hành Luật Lấn biển từ năm 1964; Nhật Bản cũng đã có Luật Lấn biển các vùng nước công... 
 
Năm 1994, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã xuất bản ấn phẩm Các khía cạnh thể chế và pháp lý về quản lý tổng hợp vùng bờ trong hệ thống pháp luật quốc gia. Năm 2006, FAO tiếp tục phát hành ấn phẩm Luật quản lý tổng hợp vùng bờ, trong đó nhấn mạnh đổi mới về mặt pháp lý trong quản lý tổng hợp vùng bờ, đặc biệt là các hoạt động làm thay đổi điều kiện tự nhiên của bờ biển như lấn biển và xây dựng các đảo nhân tạo. Theo xu hướng này, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định về quản lý hoạt động lấn biển trong khuôn khổ hệ thống pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ. 

Một số dự án lấn biển ở Việt Nam diễn biến phức tạp
 
Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng có nhiều dự án lấn biển ra đời. Với lợi thế hơn 3.200km bờ biển, trong đó có nhiều khu vực biển ven bờ nông, nhiều bãi bồi, rất thuận lợi cho hoạt động lấn biển. Lấn biển đã trở thành một hướng mở tích cực cho các đô thị, khu vực ven biển, khẳng định hướng phát triển cần thiết cho tương lai. Đây không chỉ là giải pháp mở rộng quỹ đất, phát triển kinh tế - xã hội mà còn là giải pháp chủ động ứng phó với tình trạng xói lở bờ biển, nước biển dâng.
 
Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), bên cạnh những giá trị thu được thì lấn biển cũng có rất nhiều vấn đề phải quan tâm. Các công trình, hoạt động lấn biển có thể làm thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; làm thay đổi chế độ thủy động lực của khu vực, thay đổi dòng chảy ven bờ, gây bồi lắng, sạt lở ở khu vực lân cận và gây xói lở bờ, làm mất an toàn cho chính các công trình; hoạt động lấn biển cũng có thể tác động không nhỏ đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các nguồn lợi, tác động tới đời sống người dân ven biển...
 
Tại các khu vực lấn biển, chất thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư và các chất thải khác của sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm trên diện rộng, làm suy thoái môi trường và các hệ sinh thái biển ở khu vực lân cận. Chưa kể đến nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ hoạt động lấn biển có thể dẫn tới tình trạng khai thác đất, cát bừa bãi, trái phép, ảnh hưởng, hủy hoại môi trường nơi khác.
 
Các dự án có hoạt động lấn biển gây những tác động, ảnh hưởng đến sinh kế, việc làm, chỗ ở của người dân khu vực lấn biển; phá vỡ quy hoạch hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục... Thực tế vừa qua cho thấy, có những dự án có hoạt động lấn biển mà chủ yếu là các dự án bất động sản đã “quây” mặt biển và đường ra biển như là của riêng, cản trở quyền tiếp cận của người dân với biển, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nơi đây, hạn chế tiềm năng du lịch biển. 
 
Sắp[-]hết[-]thời[-]mạnh[-]ai[-]nấy[-]lấn[-]biển!
Dự án đô thị lấn biển Rạch Giá, Kiên Giang (ảnh) là khu đô thị lấn biển đầu tiên của Việt Nam, với tổng diện tích 420ha, được Thủ tướng phê duyệt năm 1999. Năm 2015, Kiên Giang tiếp tục khởi công dự án lấn biển tại khu tây bắc thành phố Rạch Giá với diện tích gần 100ha và khu vực bãi bồi tự nhiên 16ha. Năm 2019, Kiên Giang khởi động thêm một dự án khu lấn biển mới cũng thuộc thành phố Rạch Gía có vốn đầu tư 8.000 tỉ đồng… Ảnh: Phạm Ngôn
 
Trong thời gian qua, do chưa giải quyết tốt các vấn đề trên nên một số dự án có hoạt động lấn biển tại Việt Nam đã gây tác động, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, gây xói lở bờ biển; có dự án phải ngừng triển khai do chưa tính toán cặn kẽ về kỹ thuật, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; có dự án phải xem xét lại do ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; có dự án đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương khi triển khai.
 
Tình trạng san lấp, lấn biển tràn lan, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch; lợi dụng, biến tướng các dự án được phê duyệt để tiến hành lấn biển trái phép; tình trạng buông lỏng quản lý, không kiểm soát chặt chẽ hoạt động lấn biển diễn ra ở một số địa phương gần đây nổi lên nhiều vấn đề khá phức tạp, trong khi đó pháp luật hiện hành gần như chưa có các quy định cụ thể đối với hoạt động này. 
 
Tìm “vòng kim cô” cho dự án lấn biển
 
Kinh nghiệm thế giới cho thấy quản lý các hoạt động lấn biển là hoạt động rất phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề: thẩm quyền cấp phép lấn biển; cơ chế chuyển đổi từ sử dụng biển thành sử dụng đất; việc bồi thường cho các chủ thể đang sử dụng biển và sở hữu sau khi lấn biển; triển khai thực hiện các dự án, công trình từ phạm vi nào được xem là lấn biển... Giải quyết các vấn đề này cần xuất phát từ thực tiễn của mỗi quốc gia.
 
Tại báo cáo đánh giá tác động sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng nghị định quy định về lấn biển, liên quan đến quy định phạm vi thực hiện các hoạt động lấn biển, Bộ TN&MT đã đưa ra hai phương án để lấy ý kiến: một là, hoạt động lấn biển là hoạt động có phạm vi thực hiện từ đường mép nước triều kiệt trung bình nhiều năm ra phía biển, ngoại trừ hoạt động lấn biển phục vụ quốc phòng an ninh. Hai là, hoạt động lấn biển được quy định là hoạt động có phạm vi thực hiện từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm ra phía biển, ngoại trừ hoạt động lấn biển phục vụ quốc phòng an ninh. Trên cơ sở đánh giác các tác động đến môi trường, kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật… Bộ TN&MT đề nghị lựa chọn phương án hai.
 
Vị trí lấn biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thành công các dự án có hoạt động lấn biển. Đơn cử, nhiều địa phương đã thực hiện dự án mở rộng đô thị bằng cách đổ đất xây dựng các khu đô thị lấn biển. Tuy nhiên, do chưa có một quy hoạch tổng thể và còn thiếu sự sâu sát trong công tác quản lý nên xảy ra tình trạng dự án kéo dài, sử dụng sai mục đích và lấn biển vượt diện tích được phê duyệt..., đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và các hệ sinh thái biển.
 
Đối với các yêu cầu lấn biển, Bộ cũng đưa ra hai phương án để lấy ý kiến: một là, quy định cụ thể các yêu cầu về việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự án có hoạt động lấn biển trong quá trình lập, xem xét, thẩm định, quyết định cho phép thực hiện các hoạt động lấn biển. Hai là, không quy định các yêu cầu đối với dự án lấn biển, các bộ ngành, địa phương tự đánh giá tính khả thi của dự án đối với từng nội dung theo chức năng nhiệm vụ và các quy định hiện hành. Căn cứ trên thực trạng và nội dung đánh giá tác động, Bộ TN&MT kiến nghị lựa chọn phương án một.
 
Vị trí lấn biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thành công các dự án có hoạt động lấn biển. Đơn cử, nhiều địa phương đã thực hiện dự án mở rộng đô thị bằng cách đổ đất xây dựng các khu đô thị lấn biển. Tuy nhiên, do chưa có một quy hoạch tổng thể và còn thiếu sự sâu sát trong công tác quản lý nên xảy ra tình trạng dự án kéo dài, sử dụng sai mục đích và lấn biển vượt diện tích được phê duyệt..., đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và các hệ sinh thái biển.
 
Bộ TN&MT kiến nghị xem xét vị trí lấn biển phải bảo đảm phù hợp với các quy hoạch có phạm vi liên quan đến khu vực dự kiến lấn biển, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên cơ sở lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và sẽ được lồng ghép trong quy định về đánh giá, xác định vị trí lấn biển trong quá trình lập, xem xét, quyết định cho phép thực hiện các hoạt động lấn biển.
 
Hiện nay chưa có cơ quan đầu mối của Chính phủ quản lý hoạt động lấn biển. Dẫn đến vấn nạn san lấp, lấn biển phá vỡ cảnh quan, quy hoạch; lợi dụng, biến tướng các dự án được phê duyệt để tiến hành lấn biển trái phép; một số địa phương buông lỏng quản lý, không kiểm soát chặt chẽ hoạt động lấn biển, làm cho gần đây nổi lên một số vấn đề khá phức tạp ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM… Để khắc phục, Bộ TN&MT đưa ra hai phương án lấy ý kiến: một là, không giao cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý hoạt động lấn biển, các cơ quan quản lý trong phạm vi chức năng và quyền hạn được giao. Hai là, giao một cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước đối với hoạt động lấn biển. Bộ đề nghị lựa chọn phương án hai.  
 
“Đáng chú ý, nhiều khu vực ven biển, hải đảo thực hiện hoạt động lấn biển rất nhạy cảm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phải có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án, đặc biệt là quy định về việc chuyển nhượng các dự án có hoạt động lấn biển; quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án là tổ chức, cá nhân nước ngoài”, báo cáo khuyến nghị. 

 

Lấn biển xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển
 
Theo Bộ TN&MT, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có 71 khu lấn biển tại 19 tỉnh thành ven biển. Nhìn chung, hoạt động lấn biển xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển với quy mô khác nhau nhưng chỉ có một số khu vực lấn biển có quy mô lớn như tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Kiên Giang…
 
Nhiều dự án lấn biển quy mô lớn đã và đang thực hiện: dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp - cảng biển - phi thuế quan Nam Đình Vũ (Hải Phòng) rộng 1.329ha; khu đô thị du lịch Hùng Thắng (Bãi Cháy - Quảng Ninh) rộng 224ha; khu đô thị mới Halong Marina rộng 230ha; khu đô thị quốc tế Đa Phước (Đà Nẵng) rộng 210ha; khu đô thị sinh thái biển Phương Trang New Town rộng 117ha (Đà Nẵng); dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ 2.870ha (Cần Giờ, TP.HCM); khu đô thị mới Rạch Giá (Kiên Giang) rộng 420ha…
NĐT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sắp hết thời mạnh ai nấy lấn biển!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI