Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ năm, 21/11/2024, 19:16:12 PM (GMT+7)
Sản xuất phân bón còn bao cấp?
(22:32:46 PM 01/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Giới chuyên môn cho biết giá phân bón trong nhiều năm qua biến động thường xuyên là có nguyên nhân từ việc bao cấp, ưu đãi trong ngành sản xuất phân bón. Trong khi nguồn cung cấp phân bón còn lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu (phân DAP, urê nhập khẩu đến 50%, NPK nhập 25%) thì việc ưu đãi sản xuất phân bón trong nước lại lợi bất cập hại.
>> Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk >> Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh >> Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh >> Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường >> Cần sớm giải quyết tình trạng người dân thiếu đất sản xuất
Sản xuất phân bón - Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp nhập khẩu ngại nhập hàng vì sợ khó cạnh tranh với phân bón cùng loại trong nước do có giá bán thấp hơn, do vậy thị trường phân bón thường xuyên bất ổn nguồn cung và giá cả cũng “nhảy múa” gây bất lợi cho nông dân.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết môi trường kinh doanh phân bón tuy có cạnh tranh mạnh về giá giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước nhưng diễn biến bất thường, dẫn đến hệ quả không đủ nguồn cung cho thị trường và giá bị đẩy lên cao. Thị trường hoạt động thiếu minh bạch nguyên nhân chính là còn phụ thuộc vào nhập khẩu với giá cao hơn giá vốn phân bón sản xuất trong nước. Nghịch lý là giá phân bón sản xuất trong nước thấp nhưng giá bán đến tay nông dân lại bị đẩy lên cao ngất ngưởng, tương đương với hàng nhập khẩu. Nông dân không được hưởng lợi từ giá thấp này, khoản chênh lệch được chuyển qua các tầng nấc trung gian khác nhau.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Thỏa: Sở dĩ phân bón sản xuất trong nước có giá thành thấp là do chưa tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường. Nhà nước vẫn còn bao cấp giá những nguyên liệu đầu vào quan trọng. Chẳng hạn như than bán cho sản xuất phân bón với giá chỉ bằng 55%-82% so với giá thị trường. Giá khí đồng hành bán cho sản xuất phân bón với mức bình quân trong năm 2011 khoảng 4,59 USD/triệu BTU so với giá thị trường là từ 10 USD - 14 USD/triệu BTU.
Giá phân bón từ nhà máy thấp nhưng qua nhiều tầng nấc trung gian, thậm chí bị đầu cơ nên đến tay nông dân với giá quá cao. Mạng lưới cung ứng chồng chéo, vòng vèo gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm soát. Và cũng không loại trừ khả năng nhà sản xuất phân bón bán giá thấp để “chuyển giá” cho các công ty con, công ty liên kết... Theo ông Thỏa, tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền cạnh tranh không lành mạnh về giá đã xuất hiện. Những hành vi đầu cơ, găm hàng, hạch toán chi phí sản xuất, chi phí lưu thông chưa hợp lý, thiếu cơ chế khắc phục có hiệu quả làm tăng chi phí, tăng giá...
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho rằng đã đến lúc chấm dứt bao cấp giá cung cấp nguyên liệu đầu vào trong sản xuất phân bón. Cần có chính sách chung, một giá chung cho tất cả các doanh nghiệp cũng như có chính sách thuế linh hoạt từng thời kỳ và điều tiết xuất nhập khẩu bằng thuế.
Nguyễn Hải/NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.