Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Rác thải Việt Nam – Tiềm năng bỏ ngỏ
(12:21:00 PM 05/09/2011)Theo thống kê, là một nước đang phát triển, tốc độ tăng các rác thải sinh hoạt ở cả thành thị và nông thôn, rác thải công nghiệp, y tế ở nước ta còn nhanh hơn các nước khác, từ năm 2003 đến 2008 tăng gấp 2 lần. (Ảnh minh họa)
Trong khi các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Anh đầu tư hàng triệu USD tái chế rác thải. Các quốc gia đó đẩy mạnh và thành công lưỡng việc: chống ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và tận thu lợi ích kinh tế qua tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải rắn, xem rác là tài nguyên, nghiêm cấm việc chôn rác, họ thu gom rác thải đem tái chế một cách dễ dàng, thuận lợi, hình thành trong dân chúng một lối sống văn minh, hữu ích khi xử lý rác thải. Một số nước đã tái sử dụng phế thải bê tông làm cốt liệu sản xuất cấu kiện bê tông để làm đường, rãnh, cống thoát nước, gạch lát vỉa hè. Trong khi đó, Việt Nam lại nằm trong top những quốc gia đang lãng phí nguồn năng lượng này.
Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Theo thống kê tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ năm 2012 có thể không còn chỗ để đổ rác. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý. Thời gian gần đây, tình hình xả rác bừa bãi cũng như những bất cập trong khâu xử lý chôn lấp rác thải trở thành vấn nạn ở nước ta, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Thực tế cho biết hầu hết rác thải sinh hoạt chỉ được chôn lấp tại các bãi với hình thức thô sơ mang nhiều nhược điểm (tốn diện tích đất, mùi hôi thối ảnh hưởng đến khu dân cư, có thể trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh). Hậu quả đã tác động nghiêm trọng tới môi trường và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái sinh. Theo các chuyên gia môi trường, nguồn rác thải này qua thời gian thấm xuống đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Số lượng rác được xử lý chiếm một tỷ lệ rất thấp với quy mô nhỏ bé. Theo nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước, nguồn rác thải Việt Nam chưa được tận dụng đúng mức. Bên cạnh mục đích bảo vệ mội trường thì việc xử lý rác thải còn hứa hẹn đem lại lợi ích kinh tế, xã hội rất lớn.
Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiên phong trong lĩnh vực này và bắt đầu thu lợi từ việc tận dụng rác vào mục đích tái chế giấy, thép, sắt..., sản xuất phân vi sinh, tận dụng nhiệt đốt rác để chưng thu nước cất... Tuy nhiên, tỷ lệ tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động này chưa đủ mạnh và lớn để đem lại nguồn kinh tế dồi dào như mong đợi. Theo TS Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế chất thải TPHCM cho biết “Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM được tổ chức từ năm 2008, qua ba năm thực hiện đã tạo ra những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân. Tuy nhiên, khá ngạc nhiên là sự kiện này lại chưa được những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tạo ra lượng chất thải nguy hại hưởng ứng tích cực”.
Ông Chris Rose – Quốc tịch Mỹ nhận xét về rác thải tại Việt Nam: “Tôi thấy ở Việt Nam chưa tồn tại ngành công nghiệp tái chế đúng nghĩa. Có chăng chỉ là hoạt động của vài người nghèo đi nhặt mua ve chai để bán cho các cơ sở nhỏ lẻ làm nguyên liệu tái chế mà thôi. Ngành tái chế ở Việt Nam đang gặp vòng luẩn quẩn thế này: người dân ít sử dụng sản phẩm tái chế và dòng sản phẩm này không nhiều do thiếu nguyên liệu đủ điều kiện để tái chế. Các bạn chỉ đơn giản vất một túi rác gồm nhiều thứ lẫn lộn ra trước cửa, một chiếc xe tải lớn sẽ đến gom đống rác đó vào chung với các mớ rác bẩn khác nên không thể dùng để tái chế được nữa. Ở Mỹ - đất nước tôi, tái chế là một ngành công nghiệp rất lớn. Các văn phòng của Mỹ đều có ít nhất hai thùng rác riêng biệt để phân loại rác. Trong đó có thùng đựng giấy thải vì chúng tôi ý thức được sản xuất giấy tốn kém và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Giấy thải sau khi được phân loại sẽ được chuyển đến các công ty giấy để tái chế. Thậm chí chúng tôi có những dòng sản phẩm giấy cao cấp hoàn toàn là giấy tái chế”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.