»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:18:37 PM (GMT+7)

Quảng Ngãi: Hàng trăm hộ dân vùng dự án khát đất sản xuất

(12:48:20 PM 29/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Gần 5 năm kể từ ngày bắt đầu triển khai dự án hồ chứa nước Nước Trong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, cũng là thời gian người dân trong vùng dự án phải chuyển tới khu vực an toàn dựng nhà tạm để sinh sống, cuộc sống của hơn 300 hộ dân đồng bào dân tộc Cor huyện Tây Trà vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn vì họ không có đất đất sản xuất.

Đến các vùng tái định cư xã miền núi Trà Phong, Trà Thọ, Trà Xinh, huyện Tây Trà, thuộc dự án hợp phần di dân tái dịnh cư hồ chứa nước Nước Trong, trong những căn nhà tạm bợ, lụp xụp đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh người dân tụ tập nói chuyện, ăn nhậu, bởi họ không biết làm gì. Nhưng các gia đình ở đây nhà nào cũng có vài ba chiếc xe máy mua được từ tiền bồi thường của dự án. Thậm chí có người mua cả ô tô!


Đồng bào nơi đây sống chỉ yếu dựa vào làm nương rẫy, ngày trước khi còn sống dưới lòng hồ chứa Nước Trong, dù ít hay nhiều gia đình nào cũng có ít ruộng và vài nương rẫy. Nhưng từ ngày bắt đầu dự án hồ chứa nước Nước Trong, tất cả các hộ dân chịu ảnh hưởng của dự án phải chuyển đến khu vực an toàn “chờ” Ban quản lý dự án xây dựng các khu tái định cư, đồng thời họ cũng không còn nương rẫy để trồng trọt. Ông Hồ Văn Tuân, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà bức xúc: “Bà con chúng tôi chuyển lên đây đã 4 năm rồi, chúng tôi không chỉ phải dựng lều tạm để sống với sự thiếu thốn trăm bề mà thậm chí giờ còn không có đất sản xuất. Bà con sống dựa vào nông, lâm nghiệp mà nay không có đất sản xuất, chỉ trông chờ vào số tiền bồi thường thì sống được bao lâu”.


Bà Hồ Thị Dương, xã Trà Thọ chia sẻ: Vừa rồi gia đình nhận tiền bồi thường hoa màu đợt I được 241 triệu, còn lại 241 triệu phải đợi cuối tháng 6 tới. Nhận ngần ấy nhưng chỉ còn lại 97 triệu mang về vì phải trả nợ cho các chủ buôn, bởi mấy năm qua mình mua nợ về ăn, giờ người ta đòi. Đó là chưa tính còn một số quán mình cũng chưa trả và số tiền vay Ngân hàng cũng sắp đến hạn. Gia đình có 6 người, ngày trước ở dưới kia còn có ruộng, rẫy để trồng trọt, nhưng giờ lên đây không còn cây lúa, cây mì, cây quế để thu hoạch nữa, đành tới quán ký nợ.


Không có đất sản xuất nhưng những thanh niên khỏe mạnh nơi đây cũng ít đi làm ăn xa, bởi họ đã quen với lối sống thích thì lên rẫy, không thích thì ở nhà, còn việc theo khuôn khổ, giờ giấc cố định họ không chịu được. Anh Đinh Văn Lê, xã Trà Xinh cho biết: Mình cũng từng xuống dưới phố làm công cho người ta, nhưng không theo kịp nên bị la mắng, mình bỏ về.



Người dân xã Trà Thọ, huyện Tây Trà di dời đến nơi ở tạm

Không chỉ những hộ dân ngày trước sống tại lòng hồ không có đất sản xuất, mà những gia đình có hoa màu, rẫy nằm trong diện ảnh hưởng của dự án cũng đang chịu chung số phận. Anh Hồ Văn Trí, xã Trà Thọ nói: “Gia đình tôi không có nhà dưới lòng hồ, nhưng lại có rẫy quế, hoa màu trong phạm vi dự án nên từ ngày dự án bắt đầu, toàn bộ đất đai ngập trong nước, đến đầu tháng 4 vừa qua tôi mới được nhận 50% tiền bồi thường. Nhưng quan trọng là chính quyền phải bố trí đất cho chúng tôi sản xuất, canh tác vì nếu chỉ trông vào ngần ấy tiền bồi thường thì sống được bao lâu”.


Do chính quyền chưa bố trí đất sản xuất nên có một số người tự vào rừng khai hoang, nhưng cũng rất khó khăn bởi những nơi gần thì đất rừng đã có chủ, nên phải đi rất xa cả ngày đường mới có thể phát rừng làm rẫy.


Ông Hoàng Anh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết: Hiện nay huyện đã giao Phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với địa chính các xã rà soát lại đất trên địa bàn và đi khảo sát, thực địa để tìm đất canh tác cho những người dân vùng tái định cư.


Nếu tình trạng đồng bào không có đất sản xuất tiếp tục kéo dài thêm nữa thì không biết đói nghèo, nợ nần sẽ còn “bám” theo người dân các khu tái định cư nơi đây đến bao giờ. Vì vậy, bên cạnh việc Ban quản lý sớm hoàn thành các khu tái định cư, chính quyền địa phương và các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi, huyện Tây Trà cũng cần khẩn trương qui hoạch bố trí đất sản xuất để đồng bào nơi đây có cuộc sống ổn định lâu dài.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Ngãi: Hàng trăm hộ dân vùng dự án khát đất sản xuất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI