Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Phát triển nuôi chim yến ở Ninh Thuận: Mừng và lo !
(12:57:42 PM 08/05/2012)Rạp hát Thanh Bình - Ninh Thuận nay trở thành nơi chim yến "tự tình" ngày đêm (Ảnh: Đ.T.B)
Giờ chim yến về tổ (Đối diện rạp Thanh Bình cũ)- Ảnh: Đ.T.B
Nghề nuôi chim yến, một nghề “hốt bạc”, một nghề thời thượng. Được rất nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; cũng như người nước ngoài, Việt kiều bỏ vốn đầu tư phát triển. Nhưng theo giới chuyên nghiệp của nghề này, thì nghề nuôi chim yến được sếp vào hạng nghề có mức “tam siêu”: Siêu đầu tư, siêu lợi nhuận và siêu phiêu lưu !
Thứ nhất chưa kể đến giá của đất tùy theo vị trí xây dựng “nhà yến”, thì “nhà yến” phải đạt chuẩn như: Thoáng gió, không bị mưa tạt, đông ấm, hè mát; rộng rãi, cao to, trên kín, dưới bền, bên trong lát gỗ đặc hiệu có mùi hương quyến rũ; và thiết bị duy trì độ ẩm, thiết bị toả hương liệu…, đặc biệt nhất là phải có hệ thống máy phát tiếng chim yến, có giá từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Thứ hai là lợi nhuận do đàn yến đem lại là tổ của chúng làm trong “nhà yến”; tổ yến, một sản vật xưa kia chỉ có vua chúa mới được dùng - “yến tiệc”. Trên thị trường hiện nay, giá của tổ yến cực đắt, khoảng từ 30 đến 60 triệu đồng một ki lô gam. Mỗi năm các Ông chủ sẽ được thu tổ yến 3 lần, giữa 2 lần thu hoạch các Ông chủ không phải làm gì, theo lý thuyết thì lần sau tăng nhiều hơn so với lần trước từ 5-10%; tuy nhiên năng xuất còn tùy theo đủ thứ các loại yếu tố, mà chủ yếu là vận may.
Thứ ba là sự phiêu lưu mạo hiểm của nghề này, như tục ngữ của ông cha ta có câu: Chim trời, cá nước; bởi lẽ loài chim có đặc tính rất nhạy cảm với diễn biến của thời tiết, trong khi bối cảnh thời tiết ngày một thất thường do tác động Biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó sự đầu tư theo dạng tự phát, theo kiểu phong trào và phát triển thiếu quy hoạch; rồi có thể sẽ đến lúc chủ (“nhà yến”) nhiều hơn khách (chim yến).
Chị Tạ Thị Hương - Việt kiều ở Malaysia, một người đầu tư xây dựng “nhà yến” ở khu vực gần chợ Phan Rang, cho biết: “ Nhà chồng tôi ở bên kia sống bằng nghề “nuôi yến”. Nay về Việt Nam, tôi mua một căn hộ cũ trong hẻm nhỏ, sửa chữa song là hết tròn một tỷ, còn các thiết bị và chi phí khác khoảng gần một tỷ nữa. Bình thường thì chỉ sau vài năm là tôi có thể thu được vốn thôi. Nhưng đầu tư vào nghề này ở mình tôi thấy hơi phiêu lưu, vì thấy có lời là mọi người đổ xô vào cạnh tranh, khó có thể phát triển bền vững lâu dài được !”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.