Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Nông dân mua cổ phiếu và đại gia “chăn bò”
(09:14:37 AM 24/04/2014)1.724 nông dân miền Tây đã mua hơn 1,8 triệu cổ phiếu với số tiền hơn 56 tỉ đồng của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang là sự kiện chưa từng diễn ra, mở ra kỳ vọng về hướng đi mới của ngành nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ “doanh nhân hóa nông dân”.
Mô hình trồng bắp hiện đại của Bầu Đức ở Campuchia. Ảnh: HAGL
Từ nay nông dân được làm chủ, quyết định đầu vào (giá mua vật tư, nguyên liệu) và đầu ra (giá bán lúa gạo) - sản phẩm mình làm ra với tư cách những người chủ doanh nghiệp.
Trong khi đó, các đại gia bất động sản, ngân hàng đang đi “chăn bò”, trồng bắp, trồng mía qua việc dồn sức, đổ cả tỉ USD cho các dự án nông nghiệp. Thông tin từ các tập đoàn này cho biết nông nghiệp sẽ thành ngành đóng góp chính trong cơ cấu doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai với tỉ trọng 50%. Tập đoàn này đã dịch chuyển trọng tâm kinh doanh từ bất động sản sang nông nghiệp nhiều năm qua với hàng chục nghìn hecta đất trồng cao su, mía đường, cọ dầu.
Còn True Milk của bà Thái Hương với dự án tỉ USD, đàn bò hàng chục nghìn con, vùng trồng thức ăn gần 10.000ha đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp sữa tươi sạch hàng đầu Việt Nam.
Công ty mía đường Thành Thành Công của đại gia ngân hàng một thời Đặng Văn Thành trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các nhà máy đường liên doanh hay có nguồn gốc quốc doanh.
Có người cho rằng các đại gia này “đang diễn” trong các kịch bản PR của họ để tăng tính cạnh tranh ở một lĩnh vực đầu tư mà lâu nay nhiều người còn ngần ngại bởi những rủi ro do thiên tai lẫn nhân tai. Nhưng thật khó nghi ngờ khi những tập đoàn này đổ hàng tỉ USD cho các chương trình, dự án đầu tư của mình vào ngành nông nghiệp ở Campuchia, Lào, Myanmar và nay là “một chiến dịch lớn” ở Việt Nam.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại việc trồng bắp, nuôi bò, trồng mía... là xóa đói giảm nghèo. Khi kinh doanh đi vào nông nghiệp, khi doanh nhân hóa thân vào nông dân và nông dân chuyển hóa thành doanh nhân, khi mà yêu cầu sản xuất lớn hơn, phương thức và trình độ quản lý hiện đại hơn được đưa vào tam nông và bài toán kinh tế được giải nghiêm túc đã tạo dựng được niềm tin về lợi nhuận thật sự từ ngành kinh tế này hơn là khẩu hiệu “30% lợi nhuận cho nông dân”.
Tất nhiên, nông nghiệp không phải là một ngành “dễ ăn”, không thể kiếm tiền được từ lĩnh vực này nếu làm ăn không chuyên nghiệp và không đầu tư lớn. Nhìn vào các dự án hàng tỉ USD và cách thức đầu tư vào nông nghiệp của bầu Đức, ông Thành hay bà Thái Hương... có thể thấy chỉ có “làm thật mới được ăn thật”.
Tương tự, những cổ đông nông dân của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cũng đang đứng trước nhiều thách thức hơn là mức ưu đãi ban đầu về giá mua cổ phiếu mà công ty đã dành cho họ. Những “doanh nhân nông dân” này phải có kiến thức và nắm rõ “luật chơi thương trường” như mình thuộc từng mảnh ruộng, con nước lớn nước ròng để làm chủ thật sự.
Nông dân mua cổ phiếu và “đại gia chăn bò” dù là tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng chỉ mới là tín hiệu về một bước “lột xác” đầu tư. Khi đã có những thành công nhất định, không phải là vài nhà đầu tư mà sẽ có nhiều nhà đầu tư đổ xô vào nông nghiệp theo kiểu bầy đàn, chắc chắn sẽ là thách thức mới, đặt ra bài toán mới cần được giải.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)