Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Những làng lá dong bội thu ngày Tết
(21:48:54 PM 30/01/2014)( Ảnh minh họa )
Ở các làng quê này, không khí Tết thường đến sớm và kéo dài hơn so với mọi nơi. Xuôi theo đê sông Hồng về thành phố Hưng Yên là vùng bãi xã Quảng Châu quanh năm ngợp mình trong màu xanh của những ruộng lá dong ngút ngàn. Nghề trồng lá dong của làng quê ven sông Hồng này có từ hơn 100 năm nay. Nhờ có phù sa bồi đắp, vùng bãi Quảng Châu màu mỡ không chỉ có hàng trăm hécta nhãn lồng mà còn mọc lên hàng chục hécta những ruộng lá dong xanh mướt. Đây là loại cây dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch lâu dài năm này qua năm khác. Lá dong ưa bóng râm nên bà con Quảng Châu không những trồng ngoài bãi mà còn xen canh trồng trong các vườn, ven bờ ao cùng với cây nhãn, cam, chuối...
Lá dong cho thu hoạch quanh năm, ngoài việc gói bánh chưng dịp Tết, ngày thường bà con tỉa lá chân dưới gốc để bán cho các nhà hàng gói xôi, gói bánh nếp, bánh giầy, bánh răng bừa, bánh giò ... Được trồng trên đất bãi phù sa màu mỡ, lá dong Quảng Châu to rộng, màu xanh tươi, hương thơm bùi, tạo màu xanh tự nhiên cho bánh nên luôn đắt hơn lá rừng, thường bán được giá ở mức từ 500 đến 1.000 đồng/lá. Theo bà Nguyễn Thị Thuấn, một chủ cửa hàng bánh chưng ở thành phố Hưng Yên: lá dong quê ở Quảng Châu được trồng trên đất tốt, thường xuyên được cắt tỉa nên chủ yếu là lá bánh tẻ, xanh mềm dễ gói, khi bánh luộc chín có màu xanh và mùi thơm tự nhiên. Do vậy, dù đắt hơn lá dong rừng, lá dong Quảng Châu luôn là lựa chọn số 1 của các nhà hàng bánh chưng và các bà nội trợ.
Lá dong Quảng Châu đã có tiếng trên thị trường được các thương lái từ Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam… về tận vườn thu mua. Hiện nay, Quảng Châu có khoảng gần 2.000 hộ trồng lá dong trên diện tích hơn 20 ha, tập trung nhiều ở thôn 1 và thôn 2. Mỗi nhà có trung bình từ 2 đến 3 sào. Vào vụ thu hoạch, nhà nhà tất bật cho việc thu hái lá dong dịp Tết, người già cặm cụi chẻ lạt, phơi lạt để bó lá; người trẻ bận rộn cọ rửa thuyền, bể chứa nước để rửa lá. Bà con Quảng Châu cho biết: Cây lá dong là cây trồng phụ nhưng mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Mỗi sào trồng lá dong, một năm cho thu trên dưới 10 triệu đồng, vào vụ Tết nếu được mùa có thể thu trên 15 triệu đồng. So với cây nhãn, mức thu từ lá dong cũng không kém phần hấp dẫn. Do thường xuyên được mùa được giá, hàng năm thu nhập từ lá dong chiếm tỷ lệ 30% giá trị cây trồng của cả xã. Dọc theo quốc lộ 5 đi Hải Phòng cách Hà Nội 20 km là những khu ruộng lá dong xanh bạt ngàn của làng Tuấn Dị, xã Trưng Trắc (huyện Văn Lâm).
Những năm gần đây dù phải nhường đất cho công nghiệp, ruộng đất canh tác bị thu hẹp, nhưng cây lá dong vẫn được người dân ưu tiên hàng đầu nên Tuấn Dị được coi là một trong những vùng trồng lá dong lớn ở miền Bắc. Hiện làng có trên 500 hộ dân thì khoảng 300 hộ làm nghề trồng lá dong. Trồng ngoài ruộng, lá dong còn được tận dụng trong các vườn sấu, bờ ao. Theo các cụ cao niên trong làng, cây lá dong phù hợp với thổ nhưỡng của Tuấn Dị nên bao đời vẫn trụ vững và xanh tốt. Dù các vùng xung quanh đã nhiều lần đến lấy giống để nhân rộng nhưng không thành công nên Tuấn Dị là vùng duy nhất ở khu vực phía bắc tỉnh Hưng Yên trồng được lá dong. Những ngày giáp Tết này, từ nửa đêm, hàng đoàn ô tô xe máy của thương lái khắp nơi từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam tấp nập về lấy hàng.
Đáng chú ý, một số hộ như bà Vân, ông Khu còn "xuất ngoại" lá dong sang Nga, Đức và một số nước Đông Âu phục vụ bà con Việt kiều gói bánh Tết hàng chục nghìn lá mỗi vụ. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên những cánh đồng trồng lá dong tại thôn Tuấn Dị đều cho rất nhiều lá, bán được giá cao đúng vào vụ Tết Nguyên đán. Hàng năm khi tết đến, thiên hạ lo lắng kiếm tiền để sắm tết thì dân Tuấn Dị lại mong chờ Tết về để bán được nhiều lá dong hơn mà thu bộn tiền. Điển hình như gia đình ông Khương Xuân Vinh có diện tích trồng lá dong lớn nhất làng, với trên 2 mẫu. Ông Vinh cho biết, vào dịp Tết, để kịp thu hoạch lá dong, gia đình phải thuê thêm 4 - 5 lao động để chuyên cắt và bó lá. Do trồng nhiều nên lá dong của gia đình ông Vinh cho thu hoạch quanh năm.
Theo bà con Tuấn Dị, trung bình mỗi tháng, một sào lá dong cho thu từ 5 đến 7 triệu đồng, riêng tháng giáp Tết đúng vụ và giá cao nên có thể thu gần 20 triệu. Qua nhiều năm, cây lá dong đã mang lại cho người dân làng Tuấn Dị cuộc sống ấm no, sung túc. Bà con Tuấn Dị cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có nhiều nhà máy, trường học với khá đông công nhân, sinh viên nên nhiều nhà đang có xu hướng sử dụng đất vườn xây nhà trọ cho thuê, mở hàng quán kinh doanh, vậy nên diện tích lá dong có nguy cơ bị thu hẹp. Để lưu giữ loại cây trồng truyền thống mà thiên nhiên đã ưu đãi, chính quyền địa phương đang vận động người dân trồng thử lá dong trên đất ngoài bãi ven sông Bắc Hưng Hải, nhằm giúp bà con không làm mất đi cái danh của làng lá dong xứ Bắc tràn đầy sức xuân trong những ngày Tết cổ truyền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.