Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Lào quyết xây thủy điện Don Sahong
(13:35:04 PM 24/01/2015)
Vị trí Lào sẽ xây dựng thủy điện Don Sahong trên sông Mê Kông. (Ảnh do Tổ chức Sông ngòi quốc tế cung cấp)
Dự kiến ngày 24-1, các nước thành viên là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ gửi đến Ủy ban sông Mê Kông (MRC) kết quả quá trình tham vấn trước do mỗi nước thực hiện về dự án thủy điện Don Sahong. Ban Thư ký MRC sẽ tổng hợp và trình lên Hội đồng MRC trong một cuộc họp được tổ chức ngay sau đó để ra thông báo chính thức về dự án này.
Việt Nam: 100% ý kiến phản đối
Tại Việt Nam, 16 cuộc tham vấn, lấy ý kiến người dân ĐBSCL theo hình thức hội thảo đã được MRC Việt Nam phối hợp Mạng lưới sông ngòi Việt Nam tổ chức. Quá trình tham vấn đã cung cấp cho người dân thông tin về thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, dự án thủy điện Don Sahong và các tác động có thể xảy ra đối với ĐBSCL…
Gần 1.000 đại diện người dân tham gia đều tỏ ra lo lắng vì thủy điện không đem lại lợi ích cho người dân. Ngược lại, sẽ làm giảm phù sa về ĐBSCL, giảm độ phì nhiêu của đất và gây sạt lở. Con đập mọc lên sẽ chặn đường di cư của tôm, cá, làm giảm nguồn thu nhập của người dân, chưa kể nguy cơ vỡ đập gây ngập lụt cho hạ nguồn… Vì thế, 100% ý kiến phản đối việc xây dựng thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông , thậm chí nhiều ý kiến đề nghị dù Lào đồng ý chia sẻ lợi ích bao nhiêu phần trăm thì Việt Nam cũng không nên đồng ý.
Bên cạnh đó, người dân cũng kiến nghị Việt Nam đàm phán với Lào cũng như huy động sự ủng hộ của các nước ASEAN và các nước trong khu vực để đạt được thỏa thuận không xây dựng thủy điện Don Sahong. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có biện pháp ngăn chặn hoặc những giải pháp phù hợp với việc xây dựng thủy điện trên dòng sông Mê Kông.
Thái Lan và Campuchia đều lo ngại
Tại hội nghị tham vấn cấp vùng đối với các bên liên quan quanh dự án thủy điện Don Sahong, tổ chức ở Pakse - Lào vào tháng 12- 2014, rất nhiều mối lo ngại được các nước thành viên cũng như các tổ chức phi chính phủ đặt ra về số liệu, thông tin và giải pháp giảm thiểu tác động…, đặc biệt là vấn đề đường di cư của cá. Tuy nhiên, các vấn đề này hoặc bị chủ đầu tư là Công ty Mega First Corporation Berhad (công ty liên doanh có trụ sở tại Malaysia và Trung Quốc) né tránh hoặc giải thích không thuyết phục.
Bản kết luận sơ bộ của MRC sau hội nghị cũng nhấn mạnh tác động tiêu cực của con đập đối với các loài cá cũng như đường di cư của cá rất nghiêm trọng. Còn ông Chaiyuth Sukhsri, thành viên MRC Thái Lan, đặt vấn đề rằng liệu Lào có quan tâm đến bất cứ khuyến cáo nào trong quá trình tham vấn trước khi xây dựng đập hay không? “Tôi lo rằng chính phủ Lào không có thời gian để nghiên cứu những thông tin được đưa ra trong 6 tháng tham vấn cũng như không có thời gian để thay đổi kế hoạch dự án. Và nó sẽ kết thúc giống như đập Xayaburi: Không được quan tâm đầy đủ về những tác động tiêu cực trước khi ban hành quyết định đầu tư!” - ông Chaiyuth lo ngại. Theo ông Chaiyuth, Lào nên hoãn xây dựng đập để phân tích các thông tin mới từ tiến trình tham vấn trước nhằm tránh những tác động tiêu cực trong tương lai.
Tái khởi động dự án
Trái với đề nghị và mong đợi của hai nước Việt Nam, Campuchia về việc tạm ngừng dự án thủy điện Don Sahong cũng như toàn bộ các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông để xem xét tác động và cân nhắc lợi - hại, Lào đang xúc tiến việc tái khởi động dự án.
Trả lời các cơ quan truyền thông nước ngoài, ông Daovieng Phonekeo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Lào, khẳng định Lào đã lên kế hoạch thực hiện dự án vào mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) năm nay, ngay sau khi kết thúc quy trình tham vấn trước vì trong mùa mưa (từ tháng 6 trở đi), họ không thể thi công ngoài trời. “Khi đó, chủ đầu tư sẽ ký một số thỏa thuận hợp đồng với nhà thầu. Các nhà thầu phải di chuyển máy móc, lều trại... có thể mất khoảng 2 tháng. Sau đó, chúng tôi bắt đầu xây dựng công trình, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2018” - ông Daovieng nói.
Dường như một chiến dịch tuyên truyền cho dự án đang được thực hiện từ sau hội nghị tham vấn cấp vùng vào tháng 12-2014, khi các quan chức Lào liên tục xuất hiện trên các thông tin đại chúng khẳng định dự án thủy điện Don Sahong sẽ không gây nhiều tác động tiêu cực và các biện pháp giảm thiểu hết sức khoa học.
Đề nghị kéo dài quá trình tham vấn trước
Theo đúng lộ trình dự kiến, ngày 25-1 sẽ kết thúc quá trình tham vấn trước 6 tháng đã được MRC thông qua (25-7-2014 đến 25-1-2015). Tuy nhiên, tại cuộc họp hội đồng MRC vừa diễn ra ở Hà Nội, các quốc gia thành viên, cộng đồng tài trợ cùng các chuyên gia tham dự đều đề xuất kéo dài thời gian quy trình tham vấn trước đối với thủy điện Don Sahong. Bởi lẽ, việc gia hạn này sẽ giúp có thêm thông tin số liệu, các nghiên cứu bổ sung, chọn lựa giải pháp giảm thiểu có hiệu quả và quan trọng nhất là mở rộng thêm các hoạt động tham vấn với các cộng đồng trong lưu vực.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.