Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Hoa kiểng tết... chết đứng
(07:18:32 AM 21/11/2012)
Vườn cúc mâm xôi của ông Hồ Minh Thu ở làng hoa Sa Đéc đã giảm 3.000 giỏ so với năm trước - Ảnh: thanh Tú |
Hàng triệu cây hoa kiểng phục vụ công trình đang thấp thỏm đợi người mua, còn hoa kiểng phục vụ tết chỉ được sản xuất cầm chừng.
Ế ẩm
Hơn sáu tháng nay, hơn 2.000 cây hồng lộc của gia đình ông Nguyễn Ngọc Mầu (ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) nằm ì ở ngoài vườn vì chẳng ai hỏi mua.
“Thông thường, chỉ cần cây cao hơn 50cm là có người hỏi mua. Nay cây đã cao khỏi đầu người và vô chậu, bán với giá rẻ bèo (200.000 đồng/chậu) nhưng chờ hoài không thấy thương lái nào đến hỏi mua” - ông Mầu lo lắng.
Đi sâu vào đường Bà Dung từ ấp Vĩnh Bắc vô ấp Đông Nam của làng nghề hoa kiểng Cái Mơn (xã Vĩnh Thành), vườn nào cũng thấy đỏ rực màu lá non của cây hồng lộc. Do không có người mua, cây mỗi ngày mỗi lớn, trong khi diện tích vườn có hạn nên người dân phải đem ra để dài hai bên đường.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc - chủ cơ sở kinh doanh cây kiểng công trình Hoàng Phúc ở Cái Mơn, từ đầu năm đến nay sức mua hoa kiểng phục vụ công trình giảm gần 50%. “Nhiều loại cây chỉ còn lời khoảng 500 đồng/giỏ nhưng tìm đỏ mắt không có đơn đặt hàng. Cơ sở của tui kinh doanh từ gốc đến ngọn mà mãi lực còn yếu như vậy thì những người mua bán theo kiểu sang tay coi như chết khô” - ông Phúc nói.
Tại vựa cây của cơ sở anh N.M.T. trên quốc lộ 57 đoạn gần cầu Nhà Thờ, làng hoa Cái Mơn, hơn 400 cây osaka đã được tập kết ở đây nhiều tháng nhưng chẳng thấy thương lái đến hỏi mua. Nhiều cây bị chết khô nằm rạp ven đường, một số cây khác đang xuống lá chưa biết sống chết ra sao.
“Đã nhiều năm lăn lộn với nghề này, chưa bao giờ tui thấy tình trạng ế ẩm đến tê liệt như hiện nay. Tình trạng này kéo dài thì người trồng hoa kiểng chắc “chết” hết. Làng hoa kiểng Cái Mơn này không biết có tồn tại được không” - anh T. than vãn.
Trong khi đó, tại làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp), con đường tỉnh 848, bờ kè sông Sa Đéc xe cộ tấp nập, dập dìu lên xuống hàng hóa ngày nào nay vắng tanh. Chị Út Thành, chủ cơ sở kinh doanh vật tư ngành hàng hoa kiểng ở xã Tân Khánh Trung, cho biết căn cứ vào số giỏ hoa bán ra, chị dự đoán kiểng công trình giảm khoảng 60%. Riêng lượng cây lớn như sao, dầu, bằng lăng, osaka, cau các loại... gần như bị đóng băng hoàn toàn. “Từ đầu năm đến nay, vựa cây của tui chẳng bán buôn được gì. Khổ nỗi bán không được mà còn phải tốn thêm tiền chăm sóc dài dài” - chị Út Thành nói.
Hoa tết sản xuất cầm chừng
Mặc dù còn ba tháng nữa hoa tết mới biết thắng - thua, thế nhưng nhiều nghệ nhân nổi tiếng trong vùng chỉ dám sản xuất cầm chừng, không dám mạo hiểm vì sợ lỗ. Do đó, sản lượng hoa tết năm nay dự kiến giảm 30-40% so với hằng năm.
Anh Nguyễn Văn Thành, xã viên Hợp tác xã cây giống và hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách), giải thích nguyên nhân mai vàng tết năm nay giảm là do đầu vào như phân bón, nhân công, vận chuyển đều tăng. Trong khi đó giá bán không tăng, những lúc dội chợ lại giảm mạnh. Để bảo toàn vốn, người trồng mai vàng chuyển sang hình thức mua cây nguyên liệu trong vườn đem về chăm sóc và bán trong năm chứ không ghép như hồi trước nữa.
Ông Hồ Minh Thu, nông dân trồng cúc mâm xôi có tiếng ở làng hoa Sa Đéc, cho biết Tết Nhâm Thìn 2012 ông trồng 8.000 giỏ hoa nhưng năm nay chỉ dám trồng 5.000 giỏ. Nguyên nhân là năm rồi thị trường ế ẩm, hầu hết thương lái đều bị “vỡ” chợ. Còn năm nay, tình hình từ đầu năm đến giờ không thấy gì khởi sắc nên phải cắt giảm số lượng, phòng tránh rủi ro.
Theo ông Trần Minh Mẫn - phó chủ nhiệm Hợp tác xã cây giống và hoa kiểng Cái Mơn, do sức mua bị chựng lại trong Tết Nguyên đán 2012 và tình hình năm nay chưa có dấu hiệu gì sáng sủa, nên phần lớn bà con xã viên không dám đầu tư nhiều cho hoa tết. “Thống kê hiện nay phần lớn diện tích trồng hoa tết đều giảm 20-30% so với năm trước. Nếu cộng chung với số lượng giảm của năm rồi khoảng 20% thì trong vòng hai năm, sản lượng hoa tết ở Cái Mơn giảm đến 50%, thật đáng báo động” - ông Mẫn cảnh báo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.