Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Hàng Trung Quốc: “Thượng vàng hạ cám” gì cũng nhập!
(08:48:02 AM 03/10/2012)“Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012, chúng ta “mất” 20,7 tỉ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc (TQ) nhưng chỉ thu về được 9,4 tỉ USD hàng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điều rất đáng quan tâm” - chuyên gia kinh tế -TS Nguyễn Minh Phong cho hay. Cũng theo ông, nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, làm chúng ta phải tốn nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn. Từ đó làm giảm cơ hội việc làm trong nước...
11,3 tỉ USD nhập siêu từ TQ
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 83,7 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. TQ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 9 tháng đạt mức kỷ lục 20,7 tỉ USD, chiếm hơn 24,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ TQ lên tới 11,3 tỉ USD...
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương, hiện TQ là bạn hàng lớn do đặc điểm địa lý là nước láng giềng. Đây cũng là cường quốc vươn lên nhanh chóng, trong đó có việc trở thành thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Hơn nữa, nhìn vào tỉ lệ nhập siêu trong cơ cấu các mặt hàng, có đến 2/3 là nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đây là điều đáng lo và đã được cảnh báo từ trước. Thực tế, không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ TQ cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy 8 tháng đầu năm, giá trị các loại hàng rau quả nhập khẩu từ TQ vào Việt Nam hơn 98 triệu USD, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc hơn 6,7 triệu USD... Trong khi đó, chúng ta có đủ khả năng sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa này. Chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam nhưng không bị ràng buộc về chất lượng bởi đây là hoạt động biên mậu giữa tư thương hai nước.
Mối lo lớn
Ghi nhận thực tế cho thấy hiện nay tại các chợ, siêu thị ở nhiều tỉnh, thành nước ta, hàng TQ nhờ có giá rẻ nên được bày bán tràn ngập. Ngay tại TPHCM cũng vậy. Mới đây, chị Thanh, ngụ quận 3 - TPHCM, phản ánh: Ngày cuối tuần, gia đình chị ghé vào một siêu thị lớn ở quận 10 mua sắm đồ dùng gia đình. Dạo một vòng qua các quầy hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp, chị cảm thấy bất ngờ bởi từ hộp đựng tăm, ống đựng chén đũa, hộp đựng giấy đến chén bát, ly tách… đều xuất xứ từ TQ. “Đến lúc tìm mua cái kẹp càng cua, tôi chọn sản phẩm, coi giá cả thấy ưng ý nhưng khi nhìn xuất xứ tất cả đều là “made in China” - chị Thanh nói.
Ở góc độ vĩ mô, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhập siêu quá lớn từ TQ là điều đáng lo. Trong bối cảnh nhập siêu năm nay của chúng ta giảm, riêng nhập siêu từ TQ lại tăng cho thấy Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào hàng hóa từ nước bạn. “Lệ thuộc đầu vào từ các thị trường khác đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn” - PGS-TS Trần Đình Thiên nhận xét.
Người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn khi lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, cơ quan quản lý nên thông báo cụ thể, đưa những con số, phân tích khách quan về chất lượng hàng TQ để người tiêu dùng tự lựa chọn. TS NGUYỄN MINH PHONG (chuyên gia kinh tế) |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.