Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Hà Giang: Nguy cơ mất mùa vì hạn hán kéo dài
(11:17:43 AM 22/07/2015)Ảnh minh họa:TL
Cuối giờ chiều nhưng nhiệt độ vẫn cao, kèm theo không khí oi bức, cánh đồng rộng hàng trăm héc ta ở xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang nứt nẻ vì nắng nóng. Con suối duy nhất cung cấp nước tưới tiêu cho cả xã khô cạn đã nhiều ngày. Không có nước canh tác, bà con nông dân nơi đây chỉ biết nhìn đồng ruộng bỏ hoang mà xót xa.
Chị Phóng Thị Hạnh, ở thôn Vĩnh Gia, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang cho biết: "Nhà có 8 sào ruộng, đã làm đất xong xuôi nhưng chưa thể cấy được vì không có nước. Chúng tôi là nông dân, chỉ biết làm ruộng và trông chờ vào hạt thóc, nếu nắng nóng cứ kéo dài mãi thế này thì năm nay không chỉ gia đình tôi mà cả xã sẽ thiếu gạo ăn".
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn là do hơn 2 tháng nay trời không mưa khiến cho các mạch nước từ thượng nguồn cạn kiệt. Theo những người già trong làng thì đã nhiều năm nay, xã Vĩnh Phúc mới lại xảy ra tình trạng hán hạn nặng như thế này.
Ông Hoàng Đức Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang cho biết, cả xã có gần 500 ha lúa, nhưng đến nay bà con mới chỉ cấy được khoảng 20% và khả năng cũng bị hỏng do không có nước tưới. Mọi năm cứ đến đầu tháng 7 là nhân dân cấy hái xong xuôi... Thời điểm này là quá muộn để canh tác, nếu có mưa, cung cấp đủ nước thì vẫn phải gieo mạ lại từ đầu, không thể kịp thời vụ được nữa, nguy cơ mất mùa rất cao. Xã Vĩnh Phúc cách đường quốc lộ gần 30 km, bà con chủ yếu làm nông nghiệp nên việc mất mùa sẽ xảy ra tình trạng thiếu lương thực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.
Không chỉ ở Vĩnh Phúc mà rất nhiều xã trên các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần… đều xảy ra tình trạng hạn hán khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng gần 5.000 ha đất nông nghiệp chưa có nước để sản xuất, nguy cơ mất mùa rất cao.
Xín Mần là một trong 6 huyện 30a của tỉnh Hà Giang và cũng là một trong những địa phương phải hứng chịu hậu quả nặng nề do hạn hán gây ra. Theo thống kê, toàn huyện Xín Mần có tới 1.200 ha lúa đã làm đất xong nhưng không có nước để gieo trồng, hơn 1.700 ha ngô có bắp mà không có hạt do thời tiết nắng nóng liên tục trên 35 độ C.
Ông Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu lương thực trong thời gian tới, huyện đã chủ động hướng dẫn bà con chuyển diện tích đất xấu, không hợp với cây lương thực sang trồng cỏ để nuôi bò, hướng tới phát triển mạnh mô hình nuôi bò hàng hóa. UBND huyện cũng sẽ vận dụng triệt để các chính sách hỗ trợ về vay vốn giúp cho nông dân có tiền mua con giống, làm chuồng trại.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho biết: Trước tình hình khắc nghiệt của thời tiết, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đã thành lập nhiều đoàn công tác xuống tận địa phương để kiểm tra thực tế và hướng dẫn bà con phương pháp khắc phục. Đối với diện tích lúa đã cấy, bằng mọi cách phải cứu sống như bơm nước, nạo vét, khơi thông các tuyến kênh mương; bón phân NPK chuyên thúc để cây lúa có thể sinh trưởng… Diện tích đã hạn sâu, khả năng không thể cấy được cần chuyển đổi sang trồng các loại hoa màu ngắn ngày không cần nhiều nước như ngô, lạc để giảm thiểu tình trạng thiếu lương thực trong thời gian tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.