Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Giá lương thực tăng cao do thời tiết khắc nghiệt
(17:30:01 PM 05/09/2012)Ảnhh minhh họa
Báo cáo mới của Oxfam, Thời tiết cực đoan, Giá cả leo thang, lần đầu tiên nhấn mạnh các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và lũ lụt có thể làm tăng giá lương thực trong tương lai. Các nghiên cứu trước đây thường chỉ tập trung xem xét các thay đổi chậm ví dụ như tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa.
Nghiên cứu của Oxfam đã mở rộng quy mô và tập trung xem xét tác động của các kịch bản thời tiết khắc nghiệt đối với giá lương thực viễn cảnh 2030. Một trận hạn hán lớn cấp độ quốc gia ở Ấn Độ và ngập lụt trên toàn khu vực Đông Nam Á có thể đẩy giá gạo trên thị trường thế giới tăng 22%. Điều này có thể dẫn đến giá gạo về lâu dài gia tăng đột biến đến 43% tại thị trường nội địa các nước nhập khẩu gạo như Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thậm chí theo một kịch bản thận trọng, một trận hạn hán ở Hoa Kỳ vào năm 2030 cũng có thể làm giá ngô tăng 140% và cao hơn mức giá lương thực trung bình năm 2030, gấp đôi giá ngô ở thời điểm hiện tại. Cũng theo kịch bản này, giá lúa mỳ và ngô ở Đông Nam Á có thể tăng đến 40%.
Cố vấn chính sách biến đổi khí hậu của Oxfam, ông David Waskow cho biết những đột biến về giá sẽ là cú giáng lớn đối với những người nghèo nhất, những người hiện nay phải chi đến 75% thu nhập để mua lương thực.
“Giá tăng đột biến thì ai cũng cảm nhận được, nhưng những người nghèo nhất sẽ hứng chịu nặng nề nhất”. “Tác động tiềm ẩn lớn nhất của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đối với giá lương thực trong tương lai chưa được bàn đến trong các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu hiện nay. Thế giới cần thức tỉnh để nhận ra những hậu quả nặng nề mà hệ thống lương thực của chúng ta có thể phải hứng chịu nếu không hành động trước biến đổi khí hậu. Khi lượng khí phát thải tiếp tục gia tăng, thời tiết khắc nghiệt ở Hoa Kì cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới là bức phác thảo về hệ thống lương thực tương lai của chúng ta trong bối cảnh trái đất đang ấm lên. Hành tinh của chúng ta đang có xu hướng nóng hơn trung bình 2.5-5oC trong thế kỉ này. Đã đến lúc phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng của hàng triệu người trên hành tinh”, ông Waskow nhấn mạnh.
“Các chính phủ đang tập trung kiểm tra khả năng “chịu sốc” của các ngân hàng sau khủng hoảng tài chính. Chúng ta cần tập trung kiểm tra khả năng “chịu sốc” của hệ thống lương thực toàn cầu dưới tác động của biến đổi khí hậu để xác định các khu vực dễ bị tổn thương nhất. Các nước phát triển phải hành động ngay để giảm phát thải khí nhà kính, đảo chiều tình trạng hàng thập kỷ nay thiếu đầu tư vào nông nghiệp quy mô nhỏ tại các nước nghèo, và hỗ trợ các khoản tiền bổ sung cần thiết cho các hộ nông dân nghèo để thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức hoạt động cùng nhau tại 92 quốc gia, như một phần của phong trào toàn cầu vì sự thay đổi, để xây dựng một tương lai tự do không có đói nghèo bất công. Tại Việt Nam, Oxfam được ghi nhận là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm thiểu rủi ro thiên tai và cứu trợ nhân đạo, phát triển xã hội, trao quyền cho phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số. www.oxfam.org/vietnam và www.oxfamblogs.org/vietnam
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)