Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Gia Lai: Cần ngăn chặn tình trạng các hộ đồng bào dân tộc bán đất, cho thuê đất vườn rẫy
(09:24:12 AM 19/12/2015)Một trong những nguyên nhân chính là do vườn rẫy canh tác của bà con dân tộc chưa phát huy được hiệu quả kinh tế bởi trình độ thâm canh còn thấp, nhất là diện tích trồng cây cà phê. Những hộ bán, cho thuê đất vườn rẫy trong các vùng dân tộc thiểu số cũng thuộc nhiều dạng; hộ khó khăn thì lấy tiền để sửa sang lại nhà cửa, hộ khá giả thì lấy tiền để mua sắm các loại đồ dùng sinh hoạt cho gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh...
Cho thuê đất sản xuất, người dân Gia Lai thiếu đất canh tác
Hộ ông K'pah Bơ ở làng Lê Ngol thuộc xã Ia Tiêm (huyện Chư Pưh) cho một hộ gia đình ở nơi khác thuê 1 ha cà phê để chăm sóc và thu hoạch trong thời gian 7 năm, với số tiền được trả một lần là 80 triệu đồng. Sau khi vườn rẫy cà phê được cho thuê thì năng suất vườn cây cao hơn hẳn, đạt đến hơn 5 tấn nhân/ha, bởi được đầu tư chăm sóc tốt; tính ra chỉ qua 3 mùa thu hoạch đầu là thu hồi lại vốn, còn lại 4 mùa tiếp theo thì người thuê được hưởng trọn vẹn. Ông K'pah Bơ cho biết: Nhà mình còn nhiều đất canh tác và không đủ sức làm hết, hơn nữa vườn cà phê của nhà mình trước đây thiếu sự chăm sóc thâm canh theo khoa học nên phát triển rất kém. Đến mùa thu hoạch chẳng còn dôi dư là bao nên mình quyết định cho thuê...
Nhà chị K'sor H'léh ở làng Nái cũng chỉ có vỏn vẹn 300 cây cà phê nhưng cũng có người đến đặt vấn đề thuê lại để cải tạo và chăm sóc tốt hơn trong thời hạn 5 năm. Giá cả được 2 bên thống nhất, họ đầu tư làm cho chị một ngôi nhà cấp 4 chưa đến 50m2 có trị giá chừng vài chục triệu đồng và toàn bộ sản lượng cà phê cho thu hoạch trong vòng 5 năm thì người thuê được quyền hưởng lợi tất cả. Chị H'Léh tâm sự: Điều kiện kinh tế của gia đình mình còn nhiều khó khăn, vườn cà phê thu hoạch qua mấy mùa nhưng cũng chẳng có dôi dư để sửa chữa lại ngôi nhà. Nay mình quyết định cho thuê để có được mái nhà vững chắc hơn, còn vợ chồng mình sẽ đi làm thuê kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.
Ở huyện Đăk Đoa, qua điều tra của những năm gần đây đã cho con số đáng bảo động. Toàn huyện đã có đến gần 900 hộ gia đình trong các buôn làng dân tộc cho thuê đất canh tác với tổng diện tích khoảng 400ha; có 272 hộ bán đất vườn rẫy với diện tích 177 ha; ngoài ra còn có rất nhiều hộ đến mùa vụ thu hoạch còn phải bán non sản phẩm các vườn cây cho các thương lái. Đối tượng thuê đất, mua đất trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là những người dân sinh sống trên địa bàn có điều kiện về kinh tế; họ mua, thuê để trồng phát triển các loại cây công nghiệp đang có giá như cà phê, hồ tiêu...
Tuy toàn tỉnh chưa có con số thống kê cụ thể về thực trạng bán đất, thuê đất vườn rẫy canh tác trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, song cũng đang trong tình trạng báo động và các cấp, các ngành cần sớm chủ động có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh những hệ lụy có thể xảy ra trong tương lai không xa. Được biết, hiện nay tỉnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong dân, trên cơ sở điều tra nắm bắt từ nhu cầu thực tế để có những giải pháp tích cực và phù hợp như về mức hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh...nhằm giúp cho các hộ còn nghèo khó, giữ lại vườn cây để chăm sóc tốt hơn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Gia Lai: Cần ngăn chặn tình trạng các hộ đồng bào dân tộc bán đất, cho thuê đất vườn rẫy
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)