Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đổ xô trồng sưa theo tin đồn
(11:22:32 AM 12/06/2012)Cơn sốt trồng sưa
Khi giá gỗ sưa được đồn thổi lên với mức vài chục triệu đồng/kg, bên cạnh việc kẻ gian ngày đêm săn tìm, rình rập để chặt trộm những cây sưa nhiều năm tuổi tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có cả khu vực TP. Buôn Ma Thuột, thì thời gian gần đây, người dân Dak Lak cũng đang đổ xô trồng loại cây này bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương. Người trồng sưa thường không muốn công bố rộng rãi, họ trồng trong rẫy gần nhà, hoặc tại vườn để có người trông nom, quản lý. Vì vậy, ngay cả chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp tỉnh cũng chưa thể thống kê hết được diện tích sưa mới trồng hiện có bao nhiêu ha, song, theo chúng tôi tìm hiểu thì con số này không dưới 60 ha.
|
Sưa giống tại các cửa hàng cây giống luôn bán rất chạy. |
Được biết, sưa là loại cây dễ trồng, đặc biệt rất thích hợp với vùng đất đỏ bazan và khí hậu Tây Nguyên, chuyên canh có thể trồng 150 - 200 cây/sào, hoặc xen canh với các cây trồng khác như cà phê, trồng làm cây trụ tiêu... Anh Lê Văn Việt, ở xã Ea Wy, huyện Ea H’leo cho biết: năm 2008, anh đã ra tận tỉnh Vĩnh Phúc để mua 150 cây sưa giống về trồng xen với các cây ăn quả trong vườn nhà, đến nay cây đang phát triển khá tốt. Tuy nhiên, do gỗ sưa đang được người ta đẩy giá lên cao nên gia đình anh phải ngày đêm thay nhau túc trực, canh giữ, sợ kẻ gian đào hoặc cưa trộm, bởi đường kính mỗi thân cây hiện cũng khoảng gần 10cm.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của người trồng sưa, các nhà vườn trong tỉnh đang tìm mua hạt sưa về ươm giống, giá sưa giống (thân bằng chân nhang) thời điểm này khoảng từ 15.000 - 17.000 đồng/cây. Anh Tuấn, một người bán giống cây trồng trên đường Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột cho biết: sưa hiện đang là loại cây trồng được ưa chuộng nhất, mỗi ngày cửa hàng của anh có khoảng 10 lượt khách đến mua sưa, có người mua từ vài chục đến hàng trăm cây về trồng, nhất là một số doanh nghiệp có vốn và đất đầu tư; không ít thương lái còn tìm đến mua sỉ về các huyện bán lại cho bà con. Hiện nay, nhà vườn của anh ươm sưa giống bao nhiêu cũng bán hết, nhiều khi không còn sưa giống bán anh phải đặt mua ở tỉnh khác về để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giữ mối bán lâu dài. Anh Nguyễn Văn Hạnh, ở huyện Krông Pak mua sưa giống tại đây cho hay: thấy bà con mua sưa về trồng thì anh cũng mua, bởi nghe nhiều người nói gỗ sưa đắt hơn vàng, hàng chục tỷ đồng/m3… Cách đây 2 tháng, giá sưa giống chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/cây, nhưng đến nay do nhu cầu thị trường cao nên các nhà vườn đã đẩy giá lên; không biết sắp tới giá loại cây này sẽ tăng lên bao nhiêu nữa.
Hãy thận trọng!
Theo giới chuyên gia nông nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam khẳng định: gỗ sưa chỉ là loại nhóm 2, thường dùng làm bàn ghế, lọ, lục bình hoặc kèo cột trong nhà, cũng giống như nhiều loại gỗ khác. Tuy nhiên, giá trị của chúng được “thổi” lên khi có thông tin lái buôn Trung Quốc thu mua với giá rất cao, nên hiện nay nhiều người chạy theo phong trào trồng loại cây này. Việc lựa chọn cây sưa giống của bà con thường không bảo đảm chất lượng, nhiều hộ “vét” cả những loại cây không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường về trồng, hoặc có khi mua nhầm với nhiều loại cây khác có lá giống với sưa như giáng hương, trứng cá… bởi nhiều người mua sưa mà vẫn không biết rõ về cây sưa như thế nào, lại thiếu kỹ thuật chăm sóc nên cây sưa kém phát triển, thân cây cong, vênh và chết yểu. Chưa hết, không ít người “bỏ quên” các loại cây trồng, vật nuôi khác đang cho thu nhập ổn định để đổ xô trồng loại cây mà chưa biết rõ giá trị thực của chúng như thế nào, tiêu thụ ở đâu mà đã vội chặt bỏ cà phê già cỗi, dốc hết vốn liếng, công sức vào những vườn sưa?!
Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh khuyến cáo: việc trồng sưa không khó, song, thời gian từ khi trồng đến lúc khai thác lại khá dài, khoảng trên 20 năm mới cho giá trị gỗ để chế tác, trong khi một khoảng thời gian dài “lao vào” sưa sẽ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, chăm sóc cây trồng khác đang cho thu nhập thực; và có ai dám chắc rằng một vài năm nữa gỗ sưa có bị mất giá, và lúc đó, người trồng sưa sẽ ra sao (?!) vì vậy bà con phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào loại cây này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)