»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:06:32 PM (GMT+7)

Bộ trưởng Đinh La Thăng đang đẩy "khó" sang dân?

(22:23:14 PM 09/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Có lẽ là ngay cả Bộ trưởng Thăng, người vừa ký đề xuất thu phí lưu hành đối với ô tô xe máy giờ cao điểm đối với 11 triệu "cần câu cơm" ở 5 TP lớn, chắc chắn cũng sẽ "cắn bút" để trả lời rằng nếu người dân không đi bằng xe gắn máy thì họ đi bằng gì?

Từ "không còn tiền" đến "chống ùn tắc giao thông"

Tháng 11-2011, giữa lúc Quốc hội đang bàn thảo chủ trương cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã đề nghị QH bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu vượt từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông. Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng cũng rất hồn nhiên "tiết lộ": Hiện Bộ GTVT không còn tiền để đầu tư hạ tầng.

QH tất nhiên từ chối.

Chỉ hơn một tháng sau, vào ngày gần như cuối cùng của năm, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Lần này, lý do không phải vì ngành GTVT "không còn tiền", mà được thay thế bằng một lý do có vẻ cao cả và cấp bách hơn - "chống ùn tắc giao thông". 

Tính chất "gánh nặng" đổ từ trách nhiệm Nhà nước lên vai người dân thực ra đã được nói tới từ năm 2008, khi TP HCM đề xuất tăng thu lệ phí và thu phí hằng năm đối với xe môtô, gắn máy.

"Xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại, sinh sống, làm ăn của người dân có thu nhập thấp. Do vậy, nếu buộc người dân đóng phí cao thì do nhu cầu cuộc sống, người dân vẫn phải sử dụng xe gắn máy. Chứ đi bằng phương tiện nào trong khi giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu của họ?". Ông Lê Hiếu Đằng, khi đó đương chức Phó Chủ tịch MTTQTPHCM nói.

Đẩy cái khó sang dân?

Ông Đằng cho rằng bản chất của câu chuyện tăng phí và thu phí phương tiện là "Đẩy khó khăn cho người dân". Là "Làm gánh nặng tài chính của mỗi gia đình càng thêm nặng nề".

Năm 2008 TP HCM chưa có tàu điện ngầm. Xe bus đô thị gắn liền với sự bất tiện, mất thời gian. Đến giờ, tàu điện ngầm vẫn nằm đâu đó ở thì... tương lai. Còn xe bus, dù khuyến khích cán bộ ngành GTVT đi xe bus, nhưng cũng chính Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, người từng "thí điểm đi xe bus" cũng thừa nhận rằng: "Với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi..."

Đối với người dân, bao gồm cả ở TP và nông thôn, chiếc xe gắn máy giờ đã trở thành đôi chân, thành chiếc "cần câu cơm".

Có lẽ là ngay cả Bộ trưởng Đinh La Thăng, người vừa ký đề xuất thu phí lưu hành đối với tất cả các loại "chân", thu phí giờ cao điểm đối với 11 triệu "cần câu cơm" ở 5 TP lớn, chắc chắn cũng sẽ "cắn bút" để trả lời rằng nếu người dân không đi bằng xe gắn máy thì họ đi bằng gì.

Có một người đã nói đúng bản chất vấn đề. Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT Hà Nội) nói rất thẳng thắn: "Việc thu phí lưu hành xe chỉ làm tăng ngân sách chứ không tác động đến hành vi sử dụng xe máy của người dân, không làm giảm số lượng người sử dụng xe máy và vì vậy không làm giảm ùn tắc giao thông. Khi người ta sở hữu xe máy và bị đóng phí lưu hành thì đương nhiên họ sẽ sử dụng xe máy vì đằng nào cũng đã đóng phí rồi".

Cần phải nói thêm là không phải vì đánh phí cao mà người dân có thể đi bộ.

Câu hỏi đặt ra, vì thế, không phải mức đóng là cao hay thấp, mà phải là việc buộc người dân phải đóng tiền vì Bộ GTVT "không còn tiền", thậm chí là để "giảm ùn tắc" là đúng hay sai, là hợp lý hay không hợp lý. Nhất là khi việc thu phí chỉ có tác dụng làm tăng mấy chục ngàn tỷ vào "ngân khố" giao thông chứ gần như sẽ không có tác dụng làm giảm ùn tắc.

Có người nói bằng việc ban hành một văn bản nhạy cảm như vậy vào ngày cuối cùng của năm, dịp mà hầu hết các cơ quan truyền thông nghỉ Tết Dương lịch, và dưới danh nghĩa "cách mạng chống ùn tắc", Bộ trưởng Thăng đã khôn ngoan hơn rất nhiều so với hôm ông "xin tiền trước QH".

Nhưng khôn ngoan để làm gì khi bản chất của câu chuyện là ông đã "lục túi" người dân dưới danh nghĩa giảm ùn tắc giao thông, đã đẩy áp lực trách nhiệm của một Bộ trưởng lên vai người dân.

 

Bộ[-]trưởng[-]Thăng[-]'đẩy[-]khó'[-]và[-]'lục[-]túi'[-]dân?

Xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại, sinh sống, làm ăn của người dân có thu nhập thấp. Ảnh: TTO 

 

Lý do thật sự thế nào, có lẽ chỉ Bộ trưởng biết. Ngày 2/1/2012, trả lời tờ Người Lao động, người phát ngôn Bộ GTVT nói thẳng: "Cách đây không lâu, Bộ GTVT đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quỹ bảo trì đường bộ. Trong đó cũng đã tính tới phương án thu phí đối với xe máy, ô tô nhằm sửa chữa, duy tu đường sá. Muốn có thêm một khoản tiền để làm mới hạ tầng giao thông thì cần thiết phải có thêm khoản thu, trong đó có việc thu phí lưu hành phương tiện xe cá nhân".

Theo TuanVietnam.net
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ trưởng Đinh La Thăng đang đẩy "khó" sang dân?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI