»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:07:47 AM (GMT+7)

Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường

(07:10:01 AM 22/06/2023)
(Tin Môi Trường) - Chiều 21/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu con người (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Viện Môi trường Stockholm khu vực châu Á tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của thanh niên trong truyền thông về môi trường: Kinh nghiệm từ khu vực Mekong” với hai hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

 

Thúc[-]đẩy[-]vai[-]trò[-]của[-]thanh[-]niên[-]trong[-]truyền[-]thông[-]môi[-]trường

Ảnh minh họa: IE

 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người cho biết, khu vực Mekong hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như: Ô nhiễm không khí và nước, phá rừng, xói mòn đất, khai thác quá mức tài nguyên ven biển, hệ sinh thái và suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt... Những thách thức về môi trường này cùng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang làm xói mòn tính bền vững của môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Truyền thông về các vấn đề môi trường là một cách thiết thực để nâng cao nhận thức của thanh niên và có thể dẫn đến thay đổi chính sách về môi trường. Các chuyên gia trẻ tuổi có thể đưa ra những quan điểm mới mẻ và hiểu biết sáng tạo, từ đó tăng cường các nỗ lực truyền thông về môi trường.
 
Chính vì vậy, Hội thảo này là dịp để cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Nghiên cứu Con người nói riêng và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung cũng như các nhà khoa học đến từ các tổ chức khác có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình; đồng thời tiếp thu quan điểm của đồng nghiệp quốc tế để có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn.
 
Nhấn mạnh về vai trò của thanh niên trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Phương, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, năng lượng và sự nhiệt huyết mạnh của thanh niên đã tạo động lực, cam kết để tham gia vào các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí. Thanh niên sử dụng công nghệ và truyền thông xã hội thành thạo để truyền tải thông điệp về ô nhiễm không khí và tạo ra tác động lớn đến cộng đồng thông qua việc sử dụng các nền tảng trực tuyến.
 
Ngoài ra, thanh niên có cơ hội để tận dụng việc tăng cường nhận thức về ô nhiễm không khí, tham gia tích cực vào các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí. Công nghệ và sự sáng tạo cũng được thanh niên áp dụng để phát triển các giải pháp mới và hiệu quả. Tuy vậy, thanh niên vẫn còn một số hạn chế như: Thiếu kinh nghiệm và kiến thức về ô nhiễm không khí, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Việc học hỏi, nắm vững thông tin cũng là thách thức đối với một số thanh niên. Thanh niên có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các dự án, hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí do tài chính hạn chế. Điều này cũng hạn chế phạm vi và hiệu quả của các hoạt động truyền thông về môi trường.
 
Để thúc đẩy thanh niên tham gia các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí, Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Phương đề xuất, thanh niên cần có những hành động cụ thể như: Truyền thông nâng cao nhận thức; sử dụng giao thông công cộng hoặc phương tiện không gây ô nhiễm; tham gia vào các hoạt động xanh (Vườn ươm cây xanh; làm vệ sinh môi trường; tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường). Thanh niên cần tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, tạo áp lực để Chính phủ và các cơ quan có liên quan đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm giảm ô nhiễm không khí như: Áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn khí thải xe cộ hay tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; khuyến khích sử dụng năng lượng sạch...
 
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu trẻ cũng chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội và thách thức của họ liên quan đến truyền thông môi trường; nhấn mạnh tăng cường hiệu quả truyền thông về môi trường, khuyến khích, động viên tinh thần giới trẻ tham gia hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường; khai phóng những sáng kiến hiệu quả hơn; cơ hội kết nối mạng lưới cho các chuyên gia trẻ có quan tâm đến truyền thông môi trường./
 
Diệu Thúy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI