Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Bãi rác Đa Phước của ông David Dương được "bảo vệ" như thế nào?
(10:20:06 AM 01/03/2016)>>Sai phạm trong vận chuyển, xử lý rác, TP.HCM thiệt hại hơn 1.000 tỉ
Thanh tra TP.HCM vừa có kết luận thanh tra về "thanh tra toàn diện hoạt động của Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố". Theo đó, nhiều sai phạm tại Ban Quản lý các Khu Liên hợp xử lý chất thải thành phố (MBS) đã được xác định. Và trong đó, MBS đã có dấu hiệu hành vi "tiếp tay" cho việc xử lý chất thải rắn tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước (VWS) của ông Việt kiều Mỹ được mệnh danh “vua rác” David Dương.
Với vẻ ngoài khá yên tĩnh của VWS, nhưng bên trong bãi rác này đang bắt đầu gợn những cơn sóng ngầm
Tài năng “vua rác”
Song, khoan hãy nhắc đến những gì mà kết luận thanh tra nêu ra và vội kết luận chỉ có MBS bị liên quan, mà hãy nhắc đến diễn tiến các chuỗi sự kiện từ khi bãi rác VWS hình thành và dẫn đến hàng loạt sự cố cùng với mùi hôi thối của nó khiến người dân sống quanh khu vực bãi rác Đa Phước ảnh hưởng và nghị trường của chính quyền thành phố này cũng nóng vì hệ quả của ông vua rác David Dương mang lại cho cái gọi là đóng góp xã hội, cộng đồng của doanh nghiệp (VWS) cũng như cá nhân ông ta.
Thực tế, VWS được ông David Dương lập đề án xây dựng và triển khai theo giấy phép của thành phố cấp không tốn nhiều vốn. Thông qua chiêu bày “tay không bắt giặc”, TP.HCM đã chi số tiền trong ngân sách nhà nước cho việc đền bù, giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng khu xử lý rác. Chẳng những đổ vốn đầu tư mà VWS còn vay ngược lại tiền của thành phố lên đến 9 triệu USD. Số tiền này được gọi trên giấy tờ là “tiền ứng trước giúp VWS đi vào hoạt động”. Và kết quả con bài này đã bị kiểm toán thành phố thanh tra, kiểm tra và kết luận số tiền mà thành phố cho vay là sai phạm. Nhưng sai phạm khi ấy đã không được xử lý, thậm chí một vài tờ báo lên tiếng và sau đó im lặng bằng kiểu ru ngủ của những chuyến đi….
Thực tế mà nói, từ những ngày mới thành lập, VWS đã không thực hiện đúng Giấy phép đầu tư. Cụ thể công ty không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn/ngày theo quy định của Giấy phép đầu tư số 2535/GP ngày 28/12/2005. Thay vào đó, VWS sử dụng chiêu vận hành một bãi chôn lấp rác với công suất 2.500-3.000 tấn/ngày. Không hề có “công nghệ xử lý rác theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ” mà chỉ là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Và mùi hôi thối của rác đã khiến dân sống quanh vùng không chịu nổi ở thời điểm ấy và nó đã lan vào nghị trường của thành phố này.
Khi ấy Đại biểu là ông Phạm Văn Đông - Trưởng Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã bức xúc nói về mùi hôi thối của bãi rác này rằng, không có lý do gì khi đầu tư dự án xử lý môi trường cho TP.HMC nhưng lại làm phát sinh vấn đề môi trường ở chỗ khác. Ông nói: "Dân xã Đa Phước chuẩn bị xin đổi tên thành "xã vô phước". Nếu để phát sinh vấn đề môi trường ở đây sẽ có tội với người dân trong khu vực", ông Đông nói.
Lộ diện sự “chống lưng”
Ngày 13/1/2014 UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2535/GCNĐC1/41/1 cho đúng với thực tế chôn lấp rác của VWS. Và, đến nay thì lượng rác đổ về bãi rác Đa Phước đã tăng lên gấp đôi và thành phố phải chi trả cho VWS hơn 21 USD/tấn. Hơn thế nữa, nhà nước phải thanh toán tăng hằng năm 3% giá xử lý rác trong khi các doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực không được tăng theo từng năm. Bất ngờ hơn nữa là lợi nhuận hằng năm của VWS rất cao, từ 25-40%. Đây là con số đáng mơ ước của không ít công ty xử lý rác thải.
Nhận định trước sự bất thường này, tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng đã phát biểu với báo chí rằng, việc kinh doanh rác là siêu lợi nhuận khi đưa ra giả thuyết đơn vị xử lý rác tăng 10% khối lượng xử lý rác mỗi ngày thì lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp cũng là con số mà Nhà nước bị thâm hụt ngân sách là khủng khiếp. Trong khi đó, quản lý khối lượng chủ yếu dựa vào sự trung thực của doanh nghiệp.
Và đánh giá của tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng đã có câu trả lời. Nó được giải mã qua kết luận thanh tra (KLTT) của TP.HCM vừa ký cuối tháng 1/2016.
Theo KLTT xác định, ngày 28/12/2007, UBND TP.HCM có văn bản chấp thuận cho Công ty Môi trường Đô thi thành phố (nay là Cty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM) thực hiện xây dựng bãi chôn lấp số 3 tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp, huyện Củ Chi với nguồn kinh dự kiến gần 900 tỷ đồng. Dự án này sẽ thay thế cho bãi chôn lấp số 2 dự kiến đóng bãi vào cuối năm 2013.
Theo đó, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM đã tiến hành đầu tư xây dựng bãi chôn lấp số 3 và đến ngày 30/9/2013 thì chính thức tiếp nhận và xử lý chất thải. Công suất 2.000 tấn/ngày trong thời gian 9 năm, đơn giá xử lý chất thải khoán gọn là 360.000 đồng/tấn (khoảng 17,14 USD/tấn).
Đã làm việc môi trường đầy ô nhiễm để kiếm sóng nhưng bằng việc thông báo rút rác bớt từ bãi Phước Hiệp về cho bãi Đa Phước của ông David Dương, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thời bấy giờ đã hất chén cơm của nhiều công nhân
Thế nhưng, bất ngờ, ngày 24/2/2014, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo số 119/TB-VP về nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín. Nội dung văn bản 119 nêu sự chỉ đạo của ông Tín rằng, giao Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) chuẩn bị kỹ đề án chuyển khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố về VWS, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt xử lý tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp.
Chỉ đạo của ông Tín khiến nhiều chuyên gia môi trường và cơ quan tham mưu trố mắt vì sự “vô duyên”….thiếu hiểu biết một cách kỳ lạ. Bởi chỉ cần một phép so sánh thì giá rác được xử lý tại bãi rác của ông David Dương đang “trên mây” còn bãi Phước Hiệp thì giá thấp tận đáy. Và hơn nữa việc giảm khối lượng chất thải sinh hoạt xử lý tại bãi Phước Hiệp chẳng khác nào hất nồi cơm của 300 công nhân đang làm việc tại nơi này?
Câu chuyện về ông “vua rác” Việt kiều có nhiều bài khen, viết pi-a (pr) chân dung sặc mùi tiền của ông trên các trang báo mỗi độ Xuân về, được “bảo vệ” không chỉ có thế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.