Con số sự kiện
Sai phạm trong vận chuyển, xử lý rác, TP.HCM thiệt hại hơn 1.000 tỉ
(23:04:23 PM 24/02/2016)
Một góc bãi chôn lấp số 3 Khu xử lý rác thải Phước Hiệp hiện đã ngưng thi công - Ảnh: Quang Khải
Kết quả thanh tra cho thấy những sai phạm, bất cập trong vấn đề giám sát môi trường, vận chuyển, xử lý cũng như đơn giá xử lý rác trên địa bàn TP... gây lãng phí ngân sách TP hơn 1.000 tỉ đồng.
Lãng phí hơn 1.000 tỉ đồng
Theo kết luận của Thanh tra TP, việc cân đo tại một số cầu cân chưa thật sự chuẩn xác (cơ sở thanh toán chi phí xử lý rác), có thể gây thất thoát tiền ngân sách TP. Cụ thể, nhiều phiếu cân không có chữ ký xác nhận của tài xế.
Với vai trò được giao kiểm tra giám sát nhưng “MBS không có ý kiến, không có biện pháp khắc phục và cũng không báo cáo sự việc cho Sở Tài nguyên - môi trường chỉ đạo xử lý, để tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài”.
Kết luận thanh tra còn cho rằng thực hiện theo chủ trương của UBND TP, bãi chôn lấp số 3 tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (khu xử lý rác Phước Hiệp, H.Củ Chi) ngừng tiếp nhận rác từ ngày 1-4-2015 để chuyển sang chế độ dự phòng, gần như toàn bộ lượng rác về đây được chuyển sang khu xử lý rác Đa Phước (H.Bình Chánh).
Tuy nhiên, bãi chôn lấp số 3 này vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên không thể đáp ứng yêu cầu “dự phòng” và có thể gây lãng phí hơn 1.000 tỉ đồng (gồm 600 tỉ đồng đã đầu tư bãi chôn lấp và dự kiến bồi thường 400 tỉ đồng cho nhà đầu tư Hàn Quốc với lý do dự án ngưng giữa chừng).
Hiện trên địa bàn TP có 4 đơn vị ký hợp đồng xử lý rác, có 3 đơn vị được MBS giám sát về tiếp nhận chất thải, cân, mùi hôi... theo quy định.
Riêng đối với Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn VN (VWS) hoạt động tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (khu xử lý rác Đa Phước), MBS chỉ mới dừng lại ở việc xác nhận khối lượng rác tiếp nhận.
Việc khu xử lý rác Đa Phước có công suất tiếp nhận ban đầu là 3.000 tấn/ngày, đến nay nâng công suất tiếp nhận lên đến 10.000 tấn/ngày (hiện tiếp nhận bình quân 5.000 tấn/ngày) cần phải được cân nhắc đến công tác quản lý nhà nước về môi trường, việc chấp hành quy định pháp luật của chủ đầu tư..., đặc biệt vấn đề an ninh chất thải trong trường hợp khu xử lý rác này xảy ra lún, sụt, cháy nổ...
Mỗi năm ngân sách chi thêm 48 tỉ
Cùng là công nghệ chôn lấp tương tự nhau nhưng Thanh tra TP phát hiện đơn giá xử lý rác được áp dụng đối với VWS cao hơn 67.384 đồng/tấn so với đơn giá áp dụng cho Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.
Với đơn giá này, việc chuyển khoảng 2.000 tấn rác mỗi ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp về Đa Phước, mỗi năm ngân sách TP phải chi thêm hơn 48 tỉ đồng.
Theo Thanh tra TP, đến nay chưa có cơ sở để xác định tổng mức đầu tư thực tế của VWS để làm cơ sở xác định giá xử lý rác. Trong khi thực tế đơn giá xử lý rác áp dụng cho VWS cứ tăng dần từ 19,009 USD/tấn (năm 2013) lên 20,166 USD/tấn kể từ ngày 31-12-2014.
Để giải quyết những bất cập trên, Thanh tra TP kiến nghị UBND TP xem xét, cân nhắc chủ trương đóng cửa bãi chôn lấp số 3 tại khu xử lý rác Phước Hiệp, đồng thời cho phép tiếp tục đầu tư hoàn thiện và cho bãi chôn lấp này tiếp nhận khối lượng rác 2.000 tấn/ngày nhằm tránh lãng phí ngân sách nhà nước.
Giao Sở Tài nguyên - môi trường chủ trì cùng các đơn vị liên quan xây dựng trình phương án khả thi về hoạt động bãi chôn lấp số 3.
Thanh tra TP cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra tổng kinh phí đầu tư thực tế của khu xử lý rác Đa Phước để làm cơ sở áp dụng đơn giá đúng theo hợp đồng ký kết; thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cầu cân và hoạt động xử lý chất thải, nước rỉ rác tại các khu xử lý...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
- Di dời và đốn hạ 453 cây xanh để làm tuyến metro số 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường