Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
“Đại gia” Việt lại mất điểm
(19:58:38 PM 13/10/2012)Bề nổi của tảng băng
Tê giác châu Phi hiện đang có một “thiên địch” đáng sợ, đó là một lượng không ít các đại gia Việt. |
Cho đến nay, sự tranh cãi về tính hợp pháp của con tê giác nhồi bông hai sừng của ông Trầm Bê chưa ngã ngũ. Thế nhưng, cho dù là hợp pháp, việc các “đại gia” chơi những loại “thú nhồi bông” cực kỳ quý hiếm như trên khó có thể được xem như là một thú vui tao nhã của giới lắm tiền.
Tê giác châu Phi hiện đang có một “thiên địch” đáng sợ, đó là một lượng không ít các đại gia Việt. Trong năm 2012 này, bộ Môi trường Nam Phi đã từng bác toàn bộ 23 trong số 43 bộ hồ sơ xin được cấp phép đi săn tê giác của các đại gia Việt Nam. Sự từ chối này có lẽ xuất phát từ những vụ săn trộm và buôn lậu sừng tê giác liên quan đến người Việt. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 100 cái sừng tê được nhập khẩu chính thức hoặc buôn lậu vào Việt Nam.
Như vậy, so với đại gia các nước, các đại gia Việt ăn đứt được cái khoản đi săn tê giác, điều mà các đại gia của Âu Mỹ khoái chứng tỏ mình thời “tư bản dã man” xưa lơ xưa lắc vẫn thường làm. Những câu chuyện huyền hoặc về một thứ thần dược trị ung thư hay bách bệnh của sừng tê đã được khoa học và thực tế bác bỏ. “Công dụng” đã được công nhận của sừng tê giờ chỉ là một loại… “thuốc giã rượu” cho các đại gia thường xuyên tiệc tùng yến ẩm…
Văn minh bảo tồn
Đọc nát cả trên mạng người ta cũng không tìm được một thông tin nào về chuyện các đại gia bỏ tiền tài trợ cho các dự án bảo tồn sinh thái. Thay vào đó là đầy rẫy những chuyện đại gia mua các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng về làm “thú cưng” hay “thú nhồi bông”. Theo ước tính của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã, ở Việt Nam giờ chỉ còn khoảng 30 con hổ trong tự nhiên, thế nhưng có những đại gia có từng đàn hổ báo trong nhà. Gấu thì bị nhốt như gia súc và bị khai thác mật một cách thê thảm cũng chỉ để phục vụ cho việc ăn nhậu.
Nhiều người ở xứ ta chắc ít biết đến chuyện thế giới đã chuyển mạnh sang nền văn minh bảo tồn. Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ trước, đã có triết gia kêu đòi “giải phóng loài vật” và trả lại quyền sinh tồn cho loài vật. Các triết gia môi trường của Đức trong các thập kỷ kế tiếp còn yêu cầu mở rộng khái niệm kính nể, trách nhiệm, tôn trọng và phẩm giá, những khái niệm nhân bản trước giờ chỉ dành cho con người, ra với toàn bộ tự nhiên. Đã có những phong trào trên thế giới kêu gọi chấm dứt việc ngược đãi, giết thịt, việc trưng bày hay huấn luyện làm xiếc và cả việc sử dụng động vật làm thí nghiệm y học.
Bén gót “thần tượng”
Xét cho cùng, giới doanh nhân luôn là một thiểu số dễ bị kỳ thị, đố kỵ nhất trong bất kỳ một xã hội nào. Việc các doanh nhân như Bill Gates, Steve Jobs trở thành thần tượng của không ít những người thuộc giới trẻ trên thế giới là một hiện tượng mang tính lịch sử. Điều này cho thấy giới doanh nhân thời hiện đại giờ đã đạt được tố chất của những “người hùng” hay các “ngôi sao”: họ có tố chất của những nhà phát minh, khai phá thời trước cộng với tố chất của nhà kinh doanh hiện đại.
Giới doanh nhân văn hóa thế giới đã đạt được nhận thức toàn cầu như công việc của họ. Ngược lại, không ít các đại gia xứ ta có lẽ chỉ ở tầm “trọc phú nhà quê”. “Tôi sở hữu, tức là tôi tồn tại”. Việc mở rộng, khuyếch trương “cái tôi” bằng những vật sở hữu như đang có của các đại gia xứ ta cho thấy điều đó. Những dinh thự, siêu xe, mỹ nữ hay các loài vật hiếm… chính là biểu hiện của ý thức đó…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.