Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ bảy, 18/01/2025, 08:07:21 AM (GMT+7)
Tăng nặng hình phạt với trùm buôn lậu sừng tê giác xuyên quốc gia
(19:07:00 PM 15/09/2020)(Tin Môi Trường) - Trong 2 ngày 7-8/9, Tòa án nhân dân quận Hà Đông đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lại đối tượng Nguyễn Mậu Chiến (sinh năm 1970) được biết đến là “ông trùm” của một mạng lưới chuyên buôn lậu sừng tê giác xuyên quốc gia. Đối tượng này cũng là chủ của một cơ sở nuôi nhốt 11 cá thể hổ tại Thanh Hóa. Sau quá trình xem xét, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt đối tượng 23 tháng tù (tăng nặng thêm 7 tháng tù so với bản án phúc thẩm trước đó của TAND TP. Hà Nội tháng 3/2019).
>> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
Tang vật thu được trong vụ án t ùm buôn lậu Nguyễn Mậu Chiến
Trước đó, vào tháng 4/2017, Nguyễn Mậu Chiến đã bị bắt giữ cùng với nhiều tang vật bao gồm sừng tê giác, ngà voi, hổ và các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác. Trong vụ án này, Nguyễn Mậu Chiến được biết đến là đối tượng cầm đầu, chỉ huy hai đối tượng khác thực hiện hành vi vận chuyển trái phép sừng tê giác cũng như cùng vợ mình tàng trữ trái phép sừng tê giác và các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác.
Ngày 20/3/2019, TAND quận Hà Đông tuyên phạt đối tượng 13 tháng tù giam theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 BLHS 2009 (sửa đổi, bổ sung 2017). Sau khi xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tăng nặng hình phạt đối với đối tượng này, tháng 3/2019, TAND TP. Hà Nội đã tuyên phạt đối tượng 16 tháng tù giam.
Giữa năm 2020, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xem xét lại 2 bản án nói trên theo thủ tục giám đốc thẩm và tuyên hủy hai bản án nói trên để xét xử lại nhằm áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn đối với đối tượng Chiến.
Nguyễn Mậu Chiến (sinh năm 1970) được biết đến là “ông trùm” của một mạng lưới chuyên buôn lậu sừng tê giác xuyên quốc gia
Việc nâng thêm mức hình phạt đối với Nguyễn Mậu Chiến đã thể hiện những chuyển biến tích cực trong nỗ lực đấu tranh với các tội phạm về ĐVHD của cơ quan chức năng.
Theo báo cáo của ENV về “Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2020”, mức tù giam trung bình đối với tội phạm về ĐVHD trong năm 2015 là 0,98 năm nhưng đến nay, mức tù giam trung bình đã lên tới 4,49 năm (tính tới 6/2020), tăng 358% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2018-2020, ENV ghi nhận nhiều bản án nghiêm khắc với các đối tượng phạm tội về ĐVHD, với mức hình phạt lên đến từ 10 đến 13 năm cho một số đối tượng.
Việc nghiêm trị các đối tượng cầm đầu các đường dây mua bán ĐVHD trái phép cũng là 1 trong “10 hành động cấp bách ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã” vừa được ENV đưa ra vào đầu tháng 9/2020, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép ĐVHD tại Việt Nam. Hoạt động bắt giữ, xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD đã và đang góp phần triệt tiêu các đường dây buôn bán ĐVHD, từ đó nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại hình tội phạm này.
PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.