Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Sêrêpốk oằn mình vì thủy điện
(07:02:24 AM 11/12/2012)Sêrêpốk là con sông lớn nhất Đắk Lắk và lớn thứ 2 ở Tây Nguyên sau sông Sê San (Gia Lai - Kon Tum), có nhiều ghềnh thác nổi tiếng, lưu lượng dòng chảy lớn, hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Những năm gần đây, các nhà máy thủy điện lần lượt mọc lên, cắt ngang dòng chảy làm cho sông Sêrêpốk hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên chỉ còn trong quá khứ.
Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đắk Lắk cho biết nhiều nhà máy thủy điện nhỏ không quan tâm đến an toàn đập. Trong 6 nhà máy được kiểm tra có 5 công trình chưa lắp thiết bị quan trắc chống thấm, chưa có phương án bảo vệ đập, 4 công trình chưa xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du…
20 km sông khô cạn
Sông Sêrêpốk bị chặn dòng, các loài cá quý hiếm như: cá lăng, cá mõm trâu ngày càng khan hiếm. Thậm chí, vài tháng tới khi Nhà máy Thủy điện Sêrêpốk 4A đi vào hoạt động sẽ làm khô cạn đoạn sông dài 20 km.
Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, đây là đoạn sông có tiềm năng phát triển loại hình du lịch mạo hiểm nên cần phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị không nên xây dựng Nhà máy Thủy điện Sêrêpốk 4A theo phương án kênh dòng mà nên điều chỉnh vị trí, quy mô và phạm vi nhà máy trên dòng Sêrêpốk. Thế nhưng đến nay, Nhà máy Thủy điện Sêrêpốk 4A đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng.
Hứng chịu thảm họa từ thủy điện PGS-TS Bảo Huy, Trường ĐH Tây Nguyên, cho biết: Hiện nay, chúng ta cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện một cách ồ ạt mà quên không giao cho họ quản lý lưu vực. Rừng quanh các dòng sông bị xóa trắng, nếu xảy ra lũ lụt lớn, sẽ không còn rừng để điều tiết, nước sẽ ồ ạt đổ về các dòng sông. Điều này cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến công trình mà đe dọa tính mạng của người dân vùng hạ lưu. “Cứ đà này, e rằng chúng ta sẽ phải hứng chịu thảm họa từ thủy điện” - PGS-TS Bảo Huy e ngại. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.