Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ bảy, 18/01/2025, 07:59:51 AM (GMT+7)
Quảng Nam loại 6 dự án thủy điện chiếm đất rừng
(19:44:28 PM 15/07/2021)(Tin Môi Trường) - Chính quyền tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện ảnh hưởng đến đất rừng.
>> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng >> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
Sáu dự án mà tỉnh Quảng Nam chủ trương loại khỏi quy hoạch đều là thủy điện nhỏ và "siêu nhỏ". Cụ thể, thủy điện Chà Vàl có công suất chỉ 7 MW, chiếm hơn 42 ha đất, ảnh hưởng hơn 12 ha rừng phòng hộ; thủy điện Sông Bung 3 công suất 16 MW, chiếm hơn 38 ha đất, ảnh hưởng 1,9 ha rừng phòng hộ; thủy điện A Banh công suất 4,2 MW, chiếm hơn 7,7 ha đất, ảnh hưởng 5,2 ha rừng sản xuất; thủy điện Đăk Di 4 công suất 19,2 MW, chiếm 155 ha đất, ảnh hưởng hơn 31,6 ha rừng sản xuất; thủy điện A Vương 4 công suất 10 MW, chiếm hơn 82 ha đất, ảnh hưởng hơn 3,8 ha rừng sản xuất; thủy điện Đăk Pring 2 công suất 8 MW, chiếm hơn 45 ha đất, ảnh hưởng hơn 11 ha đất nương rẫy của người dân.
Ngoài ra, 2 thủy điện bị đưa vào "tầm ngắm" cũng ảnh hưởng rất lớn đến rừng. Cụ thể, thủy điện Sông Bung 3A có công suất 20 MW, chiếm hơn 46 ha đất, ảnh hưởng đến 13,96 ha rừng phòng hộ (theo cam kết của nhà đầu tư, dự án này sẽ phát điện tổ máy số 1 vào tháng 1-2023 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện đền bù); thủy điện A Vương 5 có công suất 8 MW, chiếm hơn 53 ha đất, ảnh hưởng 4,95 ha rừng sản xuất (nhà đầu tư cam kết phát điện tổ máy số 1 vào tháng 8-2021 nhưng đến nay chưa khởi công, chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng).
Theo quy hoạch, Quảng Nam có 46 dự án thủy điện, tổng công suất hơn 1.816 MW, điện lượng bình quân hơn 6.524 triệu KWh/năm. Trong đó, 10 thủy điện bậc thang, 36 thủy điện vừa và nhỏ. Đến nay, 22 dự án đã vận hành (9 bậc thang) với công suất hơn 1.273 MW; 8 dự án đang triển khai xây dựng; 12 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 4 dự án khảo sát xin chủ trương đầu tư.
Các thủy điện ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng ở phía thượng nguồn, ảnh hưởng lớn đến rừng. Trong ảnh: Dự án thủy điện Tr’Hy ở huyện Tây Giang xây dựng 13 năm chưa xong
Kết quả rà soát của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho thấy tổng diện tích đất sử dụng của 46 dự án thủy điện này là hơn 12.303 ha. Trong đó, 2.314 ha là đất rừng sản xuất, 659 ha là đất rừng phòng hộ, 122 ha đất rừng đặc dụng, hơn 190 ha đất ở, 114 ha đất giao thông. 260 ha đất chuyên dùng, 1.512 ha đất sông suối và mặt nước, 2.267 ha đất trồng cây lâu năm, 2.399 ha đất trồng cây hằng năm, 243 ha đất trồng lúa nước, 1.804 ha đất khác.
Theo ông Đặng Bá Dự, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, trong quá trình thực hiện quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ, sở đã tham mưu UBND tỉnh loại khỏi quy hoạch 25 dự án thủy điện vừa, không có hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường, tài nguyên. Đối với 6 dự án trên, sau khi rà soát, sở nhận thấy nhiều dự án có công suất nhỏ, xây dựng chậm, gia hạn nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến đất rừng, gây bức xúc dư luận.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh quy hoạch các thủy điện nhỏ và vừa với mật độ tương đối dày. Sau khi rà soát lại, Quảng Nam nhận thấy cần loại vĩnh viễn khỏi quy hoạch 6 dự án trên vì quy mô rất nhỏ nhưng tác động đến môi sinh, môi trường, tác động đến sự bền vững khu vực dự án dự kiến triển khai.
Trần Thường (NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.