»

Thứ bảy, 23/11/2024, 02:14:06 AM (GMT+7)

Kon Tum: Nhiều đơn vị nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng

(15:53:47 PM 31/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đã và đang làm “sống lại những cánh rừng”, nâng cao thu nhập cho người dân, tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng ở tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều đơn vị nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng khiến việc thực hiện chi trả cho công tác trồng và bảo vệ rừng của địa phương gặp nhiều khó khăn.


Tính đến hết tháng 4/2015, có 9/11 đơn vị đang nợ tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 đến nay với tổng số tiền hơn 21,8 tỷ đồng


Tính đến hết tháng 4/2015, có 9/11 đơn vị đang nợ tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 đến nay với tổng số tiền hơn 21,8 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều đơn vị nợ với số tiền lớn như Nhà máy thủy điện Đăk Psi 4 (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thủy điện Đăk Psi) nợ hơn 8 tỉ đồng từ năm 2011- 2015; Nhà máy thủy điện Đăk Ne (Công ty Cổ phần Tấn Phát) nợ 4 năm với số tiền hơn 5,5 tỷ đồng; Nhà máy thủy điện Đăk Pô Ne (Công ty Cổ phần đầu tư Điện lực 3) nợ hơn 2,1 tỷ đồng…


Ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum cho biết: "Nguyên nhân của việc các đơn vị chậm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 đến nay là do các đơn vị thủy điện nhỏ không thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được phía Tập đoàn chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nên không có tiền để thanh toán. Trong thời gian tới, nếu các đơn vị này tiếp tục không chịu chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 của Chính phủ thì chúng tôi sẽ có công văn gửi Bộ Công thương để nhờ can thiệp".


Trong năm 2014, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã thu được hơn 242,8 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân với số tiền hơn 19,8 tỷ đồng (trung bình mỗi hộ gia đình, cá nhân nhận được hơn 7,4 triệu đồng). Bên cạnh đó, với nguồn quỹ được nhận hàng năm, các công ty lâm nghiệp, các tổ chức đã có kinh phí kịp thời để triển khai giao khoán rừng cho các cộng đồng dân cư nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô và Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, từ nguồn quỹ được phân bổ năm 2014, các đơn vị này đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng hơn 18.469 hecta cho 33 cộng đồng dân cư với số tiền hơn 9,3 tỷ đồng (trung bình mỗi cộng đồng nhận được hơn 258,6 triệu đồng).


Có thể thấy, từ nguồn quỹ của dịch vụ môi trường rừng mà hàng năm các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đã có một nguồn thu nhập ổn định. Đây là nguồn thu tương đối lớn so với tổng thu nhập của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng là người đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các hộ gia đình yên tâm bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế khu rừng được giao, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong các thôn, làng người đồng bào dân tộc.

Quang Thái
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kon Tum: Nhiều đơn vị nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI