Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Tham nhũng vốn ODA, mất thể diện quốc gia
(14:30:36 PM 04/06/2012)>>Ba dự án bị Đan Mạch ngừng cấp ODA: Họ đã "ăn" những khoản nào?
Trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ năm 2012 (diễn ra từ hôm nay 4/6 đến ngày 6/6), bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố dừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ các cơ quan, đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền khoảng 69 tỉ đồng (19,9 triệu kroner Đan Mạch). Tuy điều này sẽ làm mất mặt các quan chức chủ nhà Việt Nam trong hội nghị và tạo những băn khoăn nhất định với đại diện các nhà tài trợ và nhà tài trợ song phương, đa phương; nhưng đó thực sự là điều cảnh tỉnh rất cần thiết để Việt Nam mạnh tay chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.
Đại sứ Đan Mạch John Neilsen (trái) khi bắt đầu triển khai tài trợ vốn ODA cho các dự án biến đổi khí hậu ở Việt Nam. |
Đừng nói rằng tổng số tiền tài trợ của Đan Mạch là ít, số tiền nghi thất thoát là ít so với những vụ việc tham nhũng vốn ODA trước đây như dự án đại lộ Đông Tây khiến ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án, phải đi tù. Số tiền tuy không lớn nhưng bản chất vụ việc, các hành vi vi phạm lại rất nghiêm trọng. Ví dụ như trong dự án nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu tới biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế ở đồng bằng sông Hồng”, cơ quan kiểm toán của Đan Mạch cho rằng tổng số tiền thâm hụt lên đến 1,3 triệu kroner (tương đương 4,4 tỉ đồng); trong đó có những khoản lên đến 900 triệu đồng được sử dụng mà không có chứng từ, chi hơn 1 tỉ đồng cho hai nhân viên làm kiểm kê, thu thập số liệu trong khi các nhân viên này đã được trả lương…
Tại dự án “Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế xã hội miền Trung”, số tiền chi sai mục đích lên tới 5,4 tỉ đồng, trong đó có 2,1 tỉ đồng chi lương, thù lao cho nhiều người mà không rõ công việc cụ thể. Hay tại dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam” có khoản chi sai 860 triệu đồng làm học bổng cho con gái của điều phối viên dự án, do giám đốc dự án ký duyệt. Việc lợi dụng, tham nhũng tiền dự án là rõ ràng vì người nhận học bổng đã rời khỏi viện ngay sau khi học xong.
Thuỵ Điển, Đan Mạch và một số nước EU khác khi hỗ trợ các dự án ODA cho Việt Nam thường chọn các dự án nhỏ nhưng đem lại hiệu quả lớn, như các dự án cải thiện môi trường, giúp Việt Nam cân bằng, phát triền bền vững… Thời gian gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam ngày càng rõ rệt thì việc có thêm nguồn kinh phí vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại từ các nước là rất đáng quý. Tuy nhiên, với tình trạng tham nhũng như ở các dự án nêu trên, đây là một đòn làm giảm sút lòng tin nghiêm trọng từ phía các nhà tài trợ. Không những thế, nó còn gây nên sự giận dữ từ phía người dân, như người dân Đan Mạch. Họ sẽ đòi hạn chế, thậm chí cắt các nguồn tài trợ ODA cho những nước để xảy ra tham nhũng, làm giảm hiệu quả vốn ODA, cũng là nguồn tiền được trích từ nguồn thuế của người dân nước tài trợ.
Không phải đến bây giờ tình trạng tham nhũng vốn ODA mới được cảnh báo. Từ vụ việc xảy ra tại PMU 18 thuộc bộ Giao thông vận tải cho đến vụ tham nhũng chấn động tại dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM, khiến Nhật Bản – một trong ba đối tác cung cấp vốn ODA lớn nhất hàng năm cho Việt Nam – đã phải ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam trong một thời gian (được nối lại vào tháng 3.2009). Nhưng kể từ đó đến nay, dường như chưa có nỗ lực nào đáng kể từ các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam để chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn này. Sự việc mới xảy ra cho thấy hiệu quả công tác rà soát, chống tham nhũng trong sử dụng vốn ODA đã không đạt được như nhiều tuyên bố của cơ quan chức năng sau vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ.
Đã có nhiều khuyến cáo từ phía các nhà tài trợ về quản lý vốn ODA, các chuyên gia, tổ chức cũng đã đề xuất thành lập cơ quan quản lý độc lập về vốn ODA, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngay khi các dự án đang triển khai chứ không chờ dự án kết thúc… Tất cả những điều này, trên thực tế, được tiếp thu rất ít. Báo chí chỉ ghi nhận được một vài dự án do Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra khi đang triển khai và chấn chỉnh được ngay khi sai phạm mới xảy ra. Nhưng kết quả đạt được không nhiều.
Đã có gần 30 tỉ USD từ nguồn vốn ODA chảy vào Việt Nam trong vòng 15 năm qua giúp thực hiện hàng ngàn dự án phát triển cơ sở hạ tầng: sân bay, cảng biển, hệ thống điện... giúp Việt Nam giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo, cải thiện môi trường, môi sinh… Nhưng, chỉ một phần rất nhỏ trong số đó là viện trợ không hoàn lại, còn chủ yếu là tiền cho vay với mức lãi suất không hoàn toàn ưu đãi (lãi suất, chi phí vốn vay càng cao nếu giải ngân chậm, sử dụng không hiệu quả). Do vậy, với nguy cơ tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn này ngày một tăng, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng; trong khi các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí không được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ; việc giảm dần nguồn vốn này cho Việt Nam và khiến gánh nặng trả nợ ODA ngày càng lớn và phi lý cho các thế hệ sau là điều khó tránh.
Ý kiến bạn đọc về: Tham nhũng vốn ODA, mất thể diện quốc gia
-
Phan Hữu Chí (10:47:07 AM 05/06/2012)Tham nhũng vốn ODA, làm mất thể diện quốc gia
Tham nhũng vốn ODA, làm mất thể diện quốc gia Theo quy định thì các dự án này đều phải chịu sự kiểm tra tài chính (định kỳ và đột xuất) của Bộ Khoa học công nghệ. Việc chi tiêu, quyết toán đều phải có sự phê duyệt của Vụ Tài vụ Bộ Khoa học công nghệ. Tôi đề nghị quý báo đi sâu tìm hiểu xem trách nhiệm quản lý tài chính của Vụ tài vụ Bộ Khoa học công nghệ ra sao trong vụ việc này?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.