Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Vụ lấp sông Đồng Nai: Làm khoa học kiểu “trùm mền”
(14:55:55 PM 15/05/2015)Một lần nữa các nhà khoa học, cụ thể là TS Vũ Ngọc Long đã chỉ rõ những bất cập của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án lấp sông Đồng Nai bằng những luận chứng khoa học cụ thể, rõ ràng. Những chứng cứ các nhà khoa học đưa ra đã bác bỏ toàn bộ lời biện luận của GS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM.
Né tránh sự thật
Nhiều bạn đọc nói thẳng, từ khi lập dự án cho đến ĐTM, nhà đầu tư, UBND tỉnh Đồng Nai và cả ông Nguyễn Văn Phước đều né tránh sự thật, thậm chí là đánh lừa cả dư luận. “Trước tiên, dòng sông là tài sản được thiên nhiên ban tặng nên phải làm sao để người dân được hưởng lợi từ đây nhiều nhất. Bên cạnh đó phải có phương án bảo tồn, phát huy cho tài sản này ngày càng bền vững. Thực tế này đã không được nhìn nhận và đã bị lạm dụng để thực hiện dự án xâm hại thiên nhiên, tước đi quyền lợi của người dân khu vực này và có thể gây tác động tiêu cực đến người dân ở nhiều địa phương khác trong lưu vực sông Đồng Nai” - bạn đọc Nguyễn Thế Thành phân tích.
Cảnh đẹp yên bình của dòng sông Đồng Nai đã bị giao cho nhà đầu tư xẻ nát. Ảnh: Minh Khanh
Đề cập đến ĐTM của dự án, bạn đọc Trần Thành Lâm nói rõ: “Ngay cả ông Phước cũng thừa nhận số liệu sử dụng để làm nên ĐTM là đã cũ và của chính những cơ quan lập dự án cung cấp đã cho thấy bản đánh giá này không đáng tin cậy”.
Bạn đọc này cho biết thêm, lý do mà ông Phước đưa ra là không có số liệu mới, hiện trạng sông không có thay đổi lớn chỉ là ngụy biện. Bởi, các nhà khoa học đã chứng minh cụ thể bằng những nghiên cứu và khảo sát từ thực tế phủ nhận hoàn toàn luận điểm mà ông Phước đã đưa ra. Những bằng chứng này đã được trình bày cụ thể, rõ ràng tại Hội thảo Phát triển bền vững lưu vực sông- Thách thức và giải pháp vừa được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12-5. Đáng tiếc, tại hội thảo này không thấy những “nhà khoa học” của dự án lấp sông Đồng Nai tham gia bảo vệ quan điểm của mình.
Một sự thật khác, cụ thể hơn là Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự án này. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định quá trình thực hiện dự án có nhiều vấn đề chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành.
“Cố đấm ăn xôi”
Trước hàng loạt các chứng cứ như trên nhưng những người liên quan đến dự án này vẫn “bình chân như vại”, tự bịt mắt cố thực hiện cho bằng được. “Điểm lại quá trình thực hiện dự án mới thấy được những người liên quan quyết chí thực hiện dự án đến mức nào. Dự án này đã được tiến hành rất kín kẽ và chủ đầu tư là Công ty Toàn Thịnh Phát đã khởi động dự án từ lâu. Đến khi người dân phát hiện việc san lấp ồ ạt lòng sông, phản ánh đến các cơ quan thông tin đại chúng lúc đó dư luận mới biết. Đến lúc này, những người thực hiện dự án đã có phản ứng mạnh mẽ, thậm chí miệt thị dư luận để bảo vệ quan điểm của mình” - bạn đọc Lý Tắc bày tỏ.
Nhiều bạn đọc khác so sánh: Tại sao khi tỉnh Đồng Nai lập dự án các khu công nghiệp thì người dân lại rất đồng tình, hồ hởi ủng hộ, còn với dự án này lại kiên quyết phản bác? Rất đơn giản bởi những khu công nghiệp tạo công ăn việc làm, cải tạo hạ tầng cơ sở, tăng nguồn thu ngân sách và kích thích phát triển kinh tế. Còn dự án lấp sông này, có chăng chỉ là miếng bánh ngon của nhà đầu tư, lợi lộc phần lớn chảy vào túi của họ và một số người liên quan.
“Viễn cảnh vẽ ra thật hoành tráng: một khu đô thị sầm uất, hấp dẫn có địa thế tuyệt đẹp. Các khu vui chơi giải trí cao cấp, các căn hộ sang trọng thu hút những cư dân lắm tiền đến nơi này... Như thế thì sao? Bản chất của dự án khi hoàn thành cũng chỉ là tư nhân hóa một cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi. Người dân địa phương vĩnh viễn cũng là những cư dân ngoài rìa của khu đô thị hoành tráng này” - nhiều bạn đọc chua xót.
Dự án này mang tên đầy đủ là dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Thế nhưng, việc cải tạo cảnh quan có vẻ như chỉ là một cái cớ để thực hiện mục đích chính là phát triển đô thị mà thực chất là kinh doanh địa ốc của Công ty Toàn Thịnh Phát.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.