Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Việc xem nhẹ động vật "sách đỏ" làm tăng nguy cơ bỏ lọt tội phạm rất cao
(09:14:19 AM 07/07/2015)Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn tại Việt Nam, là do tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại, đe dọa các loài "sách đỏ" vẫn chưa được coi là loại hình tội phạm nghiêm trọng, để xử lý hình sự.
Buôn bán động vật hoang dã ngang hàng với ma túy và vũ khí
Theo điều 190 Bộ luật Hình sự, hiện nay, hình phạt cao nhất cho tội phạm về động vật hoang dã là 7 năm tù. Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (một trong những tổ chức xã hội chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn), thì chế tài xử lý tội phạm này vẫn chưa thực sự phản ánh được tính chất nghiêm trọng của các hành vi vi phạm.
Thực tế cũng cho thấy, lâu nay, nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã đang là một vấn đề “nóng” được cả thế giới quan tâm, lo ngại.
Thậm chí, theo báo cáo về nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, thì tội phạm về động vật hoang dã đang diễn ra ngày một phổ biến với mức lợi nhuận “khổng lồ,” ước tính khoảng trên 150 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Mới đây, trao đổi với phóng viên bên lề Chương trình “Cùng hành động tạo sự thay đổi” do Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam tổ chức vào hồi tháng 3/2015, Đại sứ Ted Osius cũng cho rằng: Việc vận chuyển động vật bất hợp pháp trên thế giới cũng tương tự với các hoạt động phạm tội khác như buôn người, vũ khí, ma túy qua biên giới.
“Các hoạt động mua bán bất hợp pháp động vật hoang dã còn tạo điều kiện cho các hoạt động khủng bố phát triển. Một số chuyên gia dự đoán, hoạt động buôn bán động vật hoang dã tạo ra khoảng 20 tỉ USD cho các hoạt động phạm tội,” Đại sứ Ted Osius nói.
Điều đáng suy ngẫm là, hiện nay, Việt Nam đang bị đánh giá là nơi mà các hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp, không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là “trạm trung chuyển” cho các đường dây buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia và châu lục.
Dù rằng, hiện nay, điều 241 của Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định "tội phạm về động vật hoang dã có thể bị phạt 15 năm tù." Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia bảo tồn thì một số nội dung thay đổi của Điều 241 Dự thảo vẫn có phần yếu hơn quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự hiện nay là “chỉ có hành vi vi phạm đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mới bị xử lý hình sự.”
Nhìn nhận quy định trên, bà Bùi Thị Hà, phó giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên cho rằng quy định trên là một lỗ hổng lớn, vì vi phạm liên quan đến các loài không phải là loài “nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” thì dù số lượng vi phạm lớn đến đâu và gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào cũng chỉ bị xử lý hành chính.
Việt Nam đang bị đánh giá là nơi mà các hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp. (Ảnh: ENV cung cấp)
Buôn bán, giết hại động vật hoang dã phải truy cứu trách nhiệm hình sự
Trước mối lo về buôn bán động vật hoang dã trái phép, tại phiên thảo luận về Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Quốc hội diễn ra ngày 16/6 vừa qua, đại biểu La Ngọc Thoáng, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng đã đề nghị giữ nguyên nội dung tại Điều 190 của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Theo ông Thoáng, việc giữ nguyên nội dung tại Điều 190 là để xử lý hình sự vi phạm đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bất kể khối lượng, số lượng và giá trị tang vật. Bên cạnh đó, ông Thoáng cũng đề nghị bổ sung vào Luật các hành vi tàng trữ, chế biến, tiêu thụ trái phép cá thể, sản phẩm, bộ phận của loài này để tránh bỏ lọt tội phạm.
Ông Thoáng cũng lưu ý: “Việc Dự thảo sửa đổi Điều 190 của Bộ luật Hình sự hiện hành với quy định chỉ khởi tố các hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc trong trường hợp đối tượng tái phạm sẽ tạo kẽ hở cho kẻ phạm tội lách luật, chạy tội. Thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ làm suy giảm thêm các loài động vật quý hiếm hiện còn rất ít trong tự nhiên.”
Để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm về động vật hoang dã, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2592/BTNMT-TCMT gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc áp dụng Điều 190 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009.
Theo công văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan triển khai, áp dụng đúng quy định tại Điều 190, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó phải truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể số lượng, khối lượng hay giá trị tang vật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khuyến cáo các cơ quan chức năng tại địa phương không tiến hành bán đấu giá, phát mại đối với tang vật là các loài động vật hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị thu giữ trong các vụ vi phạm pháp luật có liên quan.
Song song với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật vận dụng và xử lý tang vật theo quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Cụ thể là, các cá thể còn sống chỉ được phép tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp hoặc chuyển giao cho các Trung tâm cứu hộ nếu ốm yếu hoặc bị thương; các cá thể chết trong quá trình cứu hộ sẽ được chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng..
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.