Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:46:55 PM (GMT+7)
Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến nghị loại bỏ việc đốt vàng mã?
(07:15:56 AM 24/02/2018)(Tin Môi Trường) - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các trụ trì các tự viện (chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường) hướng dẫn đồng bào phật tử "loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo
>> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật >> Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng việc đốt vàng mã quá nhiều gây lãng phí tiền của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn 031 gửi tới Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tại các tỉnh, thành đề nghị các ban thường trực này phối hợp để trụ trì các Tự viện (chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường) hướng dẫn đồng bào phật tử "loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam".
Công văn nhấn mạnh trong các bài giảng tại các tự viện cần chú trọng việc gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội, lan toả giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo bạn. Đồng thời, cần tuyên truyền, vận động phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo để tổ chức lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức.
Lý giải về việc người dân đốt rất nhiều vàng mã, Hoà thượng Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho rằng dân gian cho rằng trần sao âm vậy, đốt vàng mã gửi biếu các cụ thì các cụ cũng hưởng như người bình thường. "Trên trần tiêu dùng cái gì thì dưới âm các cụ cũng dùng cái nấy. Người ta quan niệm thế nhưng điều đó là không có thật. Quan điểm Phật giáo kiên quyết không đốt vàng mã, phải chính tín và làm điều lành điều tốt. Đốt vàng mã mất thời gian và không có tác dụng gì về mặt tâm linh" - Hoà thượng Thích Thanh Nhã khẳng định.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho rằng việc đốt vàng mã quá nhiều gây lãng phí tiền của. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng số tiền mua vàng mã để đốt tại sao không để thực hiện các công việc an sinh xã hội. Việc đốt vàng mã là theo phong tục tập quán của người dân từ xa xưa. Nhưng trước đây, người dân đốt rất ít. Càng ngày, con người càng nghĩ và sản xuất ra vàng mã hình thù đủ mọi thứ vì vậy việc này cần phải hạn chế.
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, cũng chia sẻ Ban Tôn giáo Chính phủ ủng hộ chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ông Dược cho rằng đây là hoạt động đi vào tâm thức của người Việt hàng ngàn năm nay thì việc loại bỏ không hề đơn giản. "Tuy nhiên việc nhận diện đúng và hạn chế dần là việc hết sức cần thiết. Đầu tiên là từ các cơ sở Phật giáo, sau đó đến những nơi công cộng, những nơi mang giá trị, di tích lịch sử văn hoá, các gia đình" – ông Dược cho hay.
Thực tế, từ nhiều năm nay, dư luận cũng đã lên tiếng về tình trạng đốt vàng mã bừa bãi tại các di tích văn hóa hoặc cơ sở tôn giáo. Đặc biệt, ngành quản lý văn hóa cũng đã ban hành một số văn bản nhằm chấn chỉnh tình trạng này - mà gần nhất là Nghị định 28/2017/NĐ-CP (sửa đổi từ Nghị định 158/2013/NĐ-CP). Theo đó, sẽ "phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích".
(Theo Yến Anh/NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.