»

Thứ tư, 06/11/2024, 14:41:28 PM (GMT+7)

Vì sao bão số 4 - Bebinca có hướng di chuyển bất thường?

(09:27:55 AM 15/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Bão số 4 - Bebinca di chuyển ngược với hướng thông thường, có lúc đứng yên. Cơn bão khả năng sẽ gây mưa rất lớn cho miền Bắc, với lượng lên tới 500-600 mm.

Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn và bà Trịnh Thu Phương, Trưởng phòng Thuỷ văn Bắc Bộ, trao đổi với báo chí về diễn biến, ảnh hưởng của bão số 4 tới miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

 
Mưa lớn ở Bắc Bộ, có nơi 600 mm
 
- Xuất hiện sau đợt mưa ngập kéo dài ở miền Bắc, bão số 4 - Bebinca diễn biến gì đáng chú ý, thưa ông?
 
- Ông Lê Thanh Hải: Từ một vùng áp thấp xuất hiện vào tuần trước, bão số 4 được hình thành ngay trong Biển Đông ngày 13/8. Ban đầu, vùng áp thấp đi qua vùng biển phía đông quần đảo Hoàng Sa, di chuyển lên phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) rồi mạnh dần lên thành áp thấp nhiệt đới. 
 
Vì[-]sao[-]bão[-]số[-]4[-]-[-]Bebinca[-]có[-]hướng[-]di[-]chuyển[-]bất[-]thường?[-]
Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Ảnh: Hoàng Hiệp.
 
Cơn bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc. Chiều và đêm nay, bão số 4 vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Khoảng đêm nay rạng sáng mai (16/8), cơn bão này khả năng đi vào vịnh Bắc Bộ. 
 
Điều đáng lo ngại bão số 4 sẽ mang theo một lượng mưa khá lớn. Từ đêm nay đến hết 17/8, Bắc Bộ sẽ có mưa to, lượng mưa phổ biến 300-400 mm, cá biệt có nơi 500-600 mm trong hai ngày. Tháng 6, 7 vừa qua, Bắc Bộ đã hứng chịu đợt mưa rất lớn, một số điểm gấp 200-400%. Các hồ chứa, bề mặt, ngọn núi đã tích nhiều nước, do vậy nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng khá cao. Đặc biệt, các vùng đô thị có thể bị ngập.
 
- Bão số 4 nhiều lần đổi hướng, bẻ ngược hướng. Vì sao như vậy?
 
- Ông Lê Thanh Hải: Chúng tôi nhận định bão số 4 có hình thái đặc biệt. Hầu hết cơn bão có hướng di chuyển chủ yếu từ đông sang tây. Tuy nhiên, bão số 4 di chuyển theo chiều ngược lại, có lúc đi về phía đông nam thậm chí dừng lại.
 
Hầu hết cơn bão được hình thành trong dải hội tụ nhiệt đới. Trong dải hội tụ nhiệt đới, phía trên là cao cận nhiệt đới, hình thành gió Tín phong và phía dưới là gió mùa Tây Nam.
 
Vì[-]sao[-]bão[-]số[-]4[-]-[-]Bebinca[-]có[-]hướng[-]di[-]chuyển[-]bất[-]thường?[-]
Hình ảnh đường đi của bão số 4 - Bebinca vào sáng 15/8. Với các điểm màu đen là vị trí bão/áp thấp đã đi qua có thể thấy hướng di chuyển rất dị thường của cơn bão. Ảnh: NCHMF.
 
Nếu gió Tín phong và gió mùa Tây Nam thổi cân bằng, cơn bão sẽ đi theo quỹ đạo parabol. Tuy nhiên, khi áp cao cận nhiệt đới, tức gió Tín phong, hoạt động yếu và không có, các cơn bão sẽ bị gió mùa Tây Nam đẩy lên phía bắc. Bão số 4 là trường hợp như vậy. 
 
- Các kịch bản đổ bộ của bão như thế nào thưa ông?
 
- Ông Lê Thanh Hải: Cơn bão số 4 nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.  
 
Khi đi vào vịnh Bắc Bộ, bão có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng bão vẫn giữ nguyên cấp độ 8-9, như vậy sẽ càng nguy hiểm khi vào ven bờ. 
 
Vẫn còn khá sớm để đưa ra nhận định chính xác. Khu vực ảnh hưởng trực tiếp có thể từ nam đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh Hoá, Nghệ An. Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ để đưa ra dự báo sát cụ thể.
 
Vì[-]sao[-]bão[-]số[-]4[-]-[-]Bebinca[-]có[-]hướng[-]di[-]chuyển[-]bất[-]thường?[-]
Hình ảnh vùng mây bão số 4 lúc 8h sáng 15/8. Cơn bão sẽ gây mưa lớn trong 2 ngày tới. Ảnh: NCHMF.
 
- Với lượng mưa được dự báo rất lớn từ cơn bão, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi. Người dân lưu ý những gì?
 
- Ông Lê Thanh Hải: Chúng tôi phối hợp Viện Địa chất khoáng sản, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn để đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt 6 địa phương Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
 
Bên cạnh đó, khoảng đêm nay và sáng mai, khi đi vào vịnh Bắc Bộ, bão số 4 sẽ gây sóng to, gió lớn. Do vậy, bà con ngư dân cần thoát khỏi nơi nguy hiểm, tìm nơi trú tránh an toàn. 
 
Ngoại thành Hà Nội khả năng lại ngập úng khá nghiêm trọng
 
- Trong những ngày tới, lượng mưa ở Bắc Bộ được dự báo ở mức khá cao, phổ biến 400 mm, thậm chí có nơi 600 mm. Diễn biến lũ trên các sông sẽ ra sao?
 
- Bà Trịnh Thu Phương: Hiện các hồ chứa ở khu vực Bắc Bộ thực hiện quy trình điều tiết hồ chứa. Hồ Sơn La mở 2 cửa xả đáy, hồ Hoà Bình mở 3 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy. Từ 12/8, chúng tôi đã phát đi nhiều bản tin cảnh báo dựa trên diễn biến tình hình lũ.
 
Khả năng khu vực sông Đà (ở hồ Hoà Bình), sông Thao (Yên Bái) sẽ xuất hiện đợt lũ mới. Hạ lưu sông Hồng, đặc biệt sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi sẽ xảy ra lũ ở mức BĐ2-3.
  

Vì[-]sao[-]bão[-]số[-]4[-]-[-]Bebinca[-]có[-]hướng[-]di[-]chuyển[-]bất[-]thường?[-]

Do mưa lũ dồn dập, kéo dài, người dân ở ngoại thành Hà Nội phải sống chung với lũ trong nhiều ngày. Ảnh: Việt Linh.
 
Trong đợt mưa này, khu vực trũng ở ngoại thành Hà Nội sẽ tái diễn cảnh ngập úng như trung tuần tháng 7, có khả năng tương đối nghiêm trọng
 
- Giải pháp nào cho vùng trũng ở ngoại thành Hà Nội đối phó với trận ngập úng sắp tới?
 
- Bà Trịnh Thu Phương: Hiện các hồ chứa đang vào giai đoạn cuối của thời kỳ chính vụ, mực nước ở các hồ dưới mức dâng bình thường khoảng 10-15 m. Cho nên, nếu lũ xảy ra, các hồ sẽ vẫn đảm bảo an toàn.
 
Trong 2 tháng vừa qua, vũng trùng ngoại thành Hà Nội trải qua đợt lũ kéo dài. Tôi nghĩ rằng người dân đã có nhiều kinh nghiệm, chính quyền địa phương có phương án ứng phó thích hợp.

Bão di chuyển nhanh dần khi vào vịnh Bắc Bộ

 
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 4h sáng 15/8, tâm bão trên vùng biển phía nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ở cấp 8-9 (60-90 km/h), giật cấp 11. Ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng tây chếch nam, tốc độ 10 km/h. Đến 4h ngày 16/8, tâm bão trên khu vực phía nam bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Hải Phòng khoảng 350 km về phía đông, sức gió không đổi.
 
Ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6; phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên) là phía bắc vĩ tuyến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía đông kinh tuyến 108,5 độ Kinh Đông. 
 
Cơn bão sau đó giữ hướng di chuyển tây tây nam, tăng tốc lên 15 km/h. Sáng sớm 17/8, tâm bão ở ven biển các tỉnh Quảng Ninh - Thanh Hóa, sức gió giảm chút ít còn cấp cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100 km tính từ tâm bão. 
 
Cơ quan khi tượng dự báo cơn bão có khả năng tiếp tục tăng tốc và đi vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa trong ngày 17/8.
(Theo Trà My/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao bão số 4 - Bebinca có hướng di chuyển bất thường?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI