Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Vào mùa... đào đường
(08:24:00 AM 23/12/2014)Tập trung đào đường vào thời điểm cuối năm dường như đã thành thông lệ. Hơn 1 tháng qua, các cửa hàng buôn bán trên đường Hậu Giang (phường 5, quận 6, TP HCM) khá vắng vẻ bởi khách hàng không thể tìm thấy lối dẫn vào...
Méo mặt vì ế ẩm
Theo người dân địa phương, từ tháng 9-2014, đường Hậu Giang được lập rào chắn để nâng cấp, mở rộng. Cũng từ thời điểm này, người dân ngao ngán vì đi lại khó khăn, đặc biệt các chủ các cửa hàng buôn bán kinh doanh “khóc dở” vì lâm vào cảnh ế ẩm.
Trưa 22-12, chúng tôi nhận thấy mặt đường Hậu Giang được trải thảm nhựa, đơn vị thi công đang nâng vỉa hè. Tuy nhiên, các bó vỉa hai bên đường cao hơn mặt đường mới làm và vỉa hè hiện hữu nên xe máy không thể đi qua để vào các cửa hàng bên trong. “Đường sá ngổn ngang, ai cũng muốn đi qua cho nhanh chứ có ai chịu ghé vào mua bán gì. Mỗi lần làm đường là y rằng buôn bán ế ẩm, trong khi tiền thuê mặt bằng, nhân công đến tháng vẫn phải trả...” - một chủ hiệu mắt kính trên đường Hậu Giang phàn nàn.
Vỉa hè đường Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10, TP HCM tái lập mặt bằng quá cẩu thả
Cùng chung cảnh ngộ, các hộ dân trên đường Lý Thái Tổ (phường 10, quận 10) cũng kêu trời vì đơn vị thi công tái lập mặt đường cẩu thả. Theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng 17-12, nhiều đoạn vỉa hè bị đào xới với chiều rộng khoảng 1 m nhưng không được tái lập cẩn thận.
Bà Thanh, sống gần đó, than vãn: “Hồi tháng trước mới đào đường làm đèn chiếu sáng, giờ lại tiếp tục đào đường làm cống thoát nước như vầy dân chịu sao thấu? Cứ ngủ một giấc sáng ra đã thấy vỉa hè trước nhà mình nham nhở”. Cách đó không xa, vỉa hè đường Lê Hồng Phong cũng bị đào lên để hạ cáp ngầm nhưng tái lập qua loa.
Mặt đường Tái Thiết, phường 11, quận Tân Bình, TP HCM rất nham nhở
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Điệp - Chủ tịch UBND phường 10, quận 10 - cho biết đường Lý Thái Tổ (đoạn từ hẻm 384 đến đường Sư Vạn Hạnh) được cấp phép thi công công trình giảm ngập do Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP làm chủ đầu tư. "Phường sẽ đề nghị đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để người dân đi lại an toàn và yên tâm kinh doanh. Hiện chúng tôi đã cử cán bộ phụ trách xuống kiểm tra và giám sát việc thi công công trình này" - ông Điệp nói.
Hơn 2 tháng không xong 120 m đường
"Mang tiếng làm đường mới nhưng hiện trạng bây giờ không khác đường làng". Ông Phạm Đình Tuấn - ngụ đường Tái Thiết, khu phố 1, phường 11, quận Tân Bình - bức xúc. Người dân cho biết đường Tái Thiết bắt đầu thi công từ ngày 13-10 với 2 hạng mục chính là thay cống thoát nước và bó vỉa. Trong quá trình thi công, người dân đề nghị Công ty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa kết hợp luôn thay ống nước sinh hoạt. Tuy nhiên, từ khi thay xong ống nước, công trình bắt đầu chựng lại.
Đến con "đường làng" này vào ngày 17-12, hơn 2 tháng kể từ ngày thi công, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh nhiều hố ga thoát nước nằm cao hơn mặt đường khoảng 30 cm, trở thành những cái bẫy. Nan giải hơn, do mặt đường chưa được thảm nhựa nên nhà dân cao hơn mặt đường khoảng 40 cm khiến việc đi lại hết sức khó khăn. Để tự cứu mình, một số hộ dân phải xây bệ xi-măng dẫn vào hoặc nhờ hàng xóm khiêng xe vào giúp.
Ông Nguyễn Ngọc Anh Quốc - Phó Chủ tịch UBND phường 11, quận Tân Bình - cho biết đường Tái Thiết có chiều dài 120 m được cấp kinh phí từ dự án nâng cấp đô thị TP. Tuy nhiên, do nguồn vốn từ ngân sách giải ngân chậm nên việc thi công đường Tái Thiết chỉ làm cầm chừng. Theo ông Quốc, chủ đầu tư dự kiến cuối tháng 11 hoàn thành nhưng nay đã quá hạn 1 tháng và gần kết thúc năm mà chưa xong. Hiện đơn vị thi công đang nạo vét đường để trải thảm nhựa và cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 31-12.
Mặc dù chính quyền TP đưa ra nhiều biện pháp chế tài mạnh nhưng dường như điệp khúc “đào lên lấp xuống” của các đơn vị thi công vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, vừa lãng phí tiền ngân sách vừa làm khổ người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.