Công nghệ cải tạo cống thoát nước khỏi đào đường
(20:17:40 PM 12/09/2015)
Các kỹ sư Nhật đưa thiết bị quấn lá thép xuống hố ga phục vụ thi công sửa chữa cống thoát nước khu vực vòng xoay Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh, Q.1 - Ảnh: Lai Quốc Huy
Công nghệ sửa chữa tiên tiến này mở ra khả năng khắc phục hệ thống cống vòm khu vực trung tâm TP.HCM được xây dựng từ thời Pháp (hơn 145 tuổi) hiện đã xuống cấp mà không phải lắp rào chắn, đào đường gây ảnh hưởng giao thông.
Công nghệ SPR dùng những cuộn lá thép được phủ nhựa bên ngoài đưa xuống lòng cống quấn thành hình tròn, vuông hoặc hình vòm ôm sát theo cống hiện hữu.
Phương pháp này không cần phải đào toàn bộ mặt đường mà chỉ cần một vị trí xuống được lòng cống (thường là các hố ga) để đưa thiết bị xuống.
Thiết bị này có chức năng kéo những cuộn lá thép theo hình xoắn ốc.
Theo quy trình trên, những lá thép có ngàm được kết nối với nhau tạo thành một lớp phủ lót bên trong lòng ống. Các vị trí còn hở giữa lớp thép và thành cống hiện hữu được bơm thêm hỗn hợp hóa chất kết dính và gia tăng khả năng chịu lực, chống rò rỉ…
Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP, ngoài việc thi công không đào đường, công nghệ này còn không phải tiến hành chặn dòng gây cản trở khả năng thoát nước trong quá trình thi công.
Các lá thép có ngàm được kéo xuống lòng cống phục vụ thi công sửa chữa cống thoát nước khu vực vòng xoay Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh, Q.1 - Ảnh: Lai Quốc Huy
Các kỹ sư Nhật bơm hóa chất kết dính, nâng khả năng chịu lực vào các điểm hở giữa thành ống cống cũ và lớp ống mới - Ảnh: Lai Quốc Huy
Đoạn cống đã được sửa chữa hoàn tất theo công nghệ quấn ống thép - Ảnh: Lai Quốc Huy
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.