Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung: Quảng cáo quá mức
(11:23:07 AM 17/10/2011)
Phụ nữ trong tuổi sinh sản cần kiểm tra, tầm soát UTCTC theo phương pháp xét nghiệm PAP (ảnh minh họa). |
Đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh
UTCTC bắt nguồn từ việc lây nhiễm human papilomavirus (HPV) - một loại virus lây lan phổ biến qua sinh hoạt tình dục. Cứ 10 PN thì 8 người có thể nhiễm virus này ít nhất một lần trong đời. Lâu nay, đa số PN cho rằng, mình không có nguy cơ mắc bệnh. Trên thực tế, đây là căn bệnh thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh UT phụ khoa ở PN. Mỗi ngày, tại VN, 14 PN được phát hiện mắc UTCTC và 7 người chết vì căn bệnh này.
Điều đáng nói, ngay cả những người đã tiêm phòng vaccine cũng bị mắc UTCTC. Đó là bệnh nhân Lý N. K - 26 tuổi, trú tại quận 8, TPHCM. Theo chị K, cách đây 2 năm, chị đã đi tiêm phòng vì nghĩ rằng tiêm phòng xong là an toàn và quên tầm soát hằng năm. Đến khi mắc bệnh và nghe các bác sĩ giải thích chị mới biết: Vaccine không phải là tất cả.
Theo nhận định của các BS, vaccine UTCTC đang được “ưu ái” quá mức tại thị trường VN. Cụ thể, tại các nước, loại vaccine này chỉ khuyến cáo tiêm phòng trong độ tuổi từ 10-25, tuy nhiên, tại VN, đối tượng tiêm phòng đã được mở rộng một cách khó hiểu - từ 10 - 55 tuổi. Tại các BV, vaccine này luôn đập vào mắt mọi người đến khám với dòng chữ trên những tờ quảng cáo lớn khổ A0: “Hãy nói với BS về vaccine duy nhất có thể giúp bảo vệ bạn không bị ung thư cổ tử cung và những bệnh khác do HPV gây ra như ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục”.
Một hình thức quảng bá khác được đánh máy trên tờ A4 dán tại các phòng khám, quầy thuốc: “Có thuốc mới, thuốc ngừa UTCTC”.
Thổi phồng công dụng
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư VN - khẳng định: “Vaccine chỉ ngừa được 4/100 loại virus HPV”. Tại BV Ung bướu TPHCM, mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp UTCTC mới nhập viện và điều trị, gần phân nửa trong số này vào giai đoạn cuối. Qua tìm hiểu, hiện nay, trên thị trường có hai loại vaccine đang lưu hành là gardasil được xem là loại vaccine tái tổ hợp tứ giá virus sinh u nhú ở người (phòng ngừa HPV gây UTCTC) týp 6, 11, 16, 18 và được khuyến khích sử dụng cho PN từ 9 - 26 tuổi và cervarix phòng virus HPV týp 16, 18.
Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành về UT của VN khẳng định, không nên tin tưởng hoàn toàn vào sự “thần kỳ” của 2 loại vaccine trên. Bởi theo y văn thế giới hiện có đến 100 týp HPV, nhưng chỉ có 30 týp gây nhiễm trùng đường sinh dục và 15 týp có khả năng gây ung thư (týp 16 và 18 là nguy hiểm nhất).
Do đó, với khả năng chủng ngừa 4 týp như trên của gardasil (2 týp đầu ngừa UTCTC, 2 týp sau ngừa bệnh mồng gà) hay 2 týp của cervarix thì chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ UTCTC. Các BS tại BV Ung bướu khuyến cáo, chưa hẳn tiêm vaccine rồi là không mắc UTCTC cũng như chưa lường hết được những tai biến phản ứng phụ có thể xảy ra.
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng cho biết thêm, việc tăng cường kiểm tra sớm, phát hiện bệnh bằng phương pháp xét nghiệm PAP (phết mỏng tế bào tử cung) hai năm một lần sẽ giảm đến 90% UTCTC. Đây là biện pháp đơn giản nhất, tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe cho PN.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.