Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
“Bôi bẩn son môi” chống ung thư cổ tử cung
(19:28:52 PM 31/01/2015)
Tổ chức Jo’s Cervical Cancer Trust giới thiệu chiến dịch dễ thương của mình - Ảnh chụp màn hình
Theo Daily Life, Hiệp hội “Jo’s Cervical Cancer Trust” ở Anh vừa khởi động chiến dịch SmearforSmear (tạm dịch là “Bôi bẩn son môi”) trên mạng hôm 25-1 và nhanh chóng nhận sự hưởng ứng từ người dùng tất cả mạng xã hội.
Chiến dịch vận động chống ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người nổi tiếng trên khắp thế giới, và một số tờ báo đánh giá có khả năng ngang ngửa với chiến dịch Ice Bucket Challenge (Đổ xô nước lạnh lên người) hồi năm ngoái.
Cụm từ “smear” trong tiếng Anh vừa có nghĩa là “làm bẩn”, vừa có nghĩa là “truyền bá và giáo dục”. Chiến dịch kêu gọi phụ nữ quệt son môi lên má như một lần lỡ tay lúc làm đẹp và chụp một bức ảnh “tự sướng” để đăng tải lên mạng xã hội với từ khóa SmearforSmear và @JoTrust và mời những người bạn trên mạng xã hội cùng tham gia.
Đây là một trò có vẻ dễ chịu hơn so với thử thách đổ xô nước đá lên người. Thậm chí đã có những nam giới không ngại hưởng ứng với hình ảnh quệt son môi.
Yahoo News dẫn bài viết từ M6 Info cho biết mục đích của chiến dịch là để nhắc nhở phụ nữ về tầm quan trọng của việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng các kiểm tra định kỳ.
Người mẫu nổi tiếng của Anh Georgia May Jagger và diễn viên Kirsty Leigh Porter đã hưởng ứng chiến dịch này. Tính riêng mạng xã hội ảnh Instagram đã có 1.400 bức ảnh “tự sướng” với từ khóa SmearforSmear.
Ung thư cổ tử cung thường ảnh hưởng đến phụ nữ dưới 35 tuổi. Theo Hiệp hội “Jo’s Cervical Cancer Trust”, ở Anh mỗi ngày có tám phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung hoặc cổ tử cung bất thường.
Nhưng vẫn còn đến 35% phụ nữ độ tuổi 25-29 không đi xét nghiệm dù việc phát hiện sớm giúp chữa trị cho hơn 75% bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư này.
Tại Pháp, ung thư tử cung đứng hàng thứ 11 trong số các bệnh ung thư phụ nữ mắc phải và mỗi năm có 1.000 trường hợp phụ nữ tử vong vì bệnh này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.