»

Thứ tư, 30/10/2024, 16:19:41 PM (GMT+7)

Tranh cãi quanh tên gọi siêu bão Hải Yến khi vào Việt Nam

(14:09:40 PM 09/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Khi bão vào biển Đông, Việt Nam sẽ gọi tên bão theo số thứ tự theo quy định của Nhà nước. Siêu bão Haiyan (bão Hải Yến) được gọi là bão số 14 đổ bộ vào nước ta và là cơn bão thứ 31 xuất hiện ở tây bắc Thái Bình Dương trong năm nay.

Siêu bão Haiyan (bão Hải Yến) được gọi là bão số 14 đổ bộ vào nước ta và là cơn bão thứ 31 xuất hiện ở tây bắc Thái Bình Dương trong năm nay.

 

Sáng 9.11, trao đổi với PV, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết trước khi Tổ chức Khí tượng thế giới ra đời (1873), các cơ quan khí tượng thường lấy tên các vị thánh trong ngày bão xuất hiện để gọi tên bão.

 

 
 

Đã có những tranh cãi nhỏ trong chuyện đánh số siêu bão Haiyan là 13 hay 14. Đợt áp thấp trước siêu bão Haiyan, trong các bản tin dự báo đều dự báo có khả năng thành bão số 13.

Trên thực tế, khoảng cách từ áp thấp nhiệt đới này với mốc báo bão rất gần nhau. Trong các công điện văn bản trước đây, áp thấp nhiệt đới này đã được gọi là bão 13. Thế nên siêu bão Haiyan được đánh số 14 để không gây hiểu lầm, dễ nhớ.

 

Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư 

 

Khi Tổ chức khí tượng thế giới ra đời thì kiểm đếm trên toàn thế giới có 7 khu vực, trong đó có tây bắc Thái Bình Dương là nơi bão thường xuyên hoạt động thì lập bảng chữ cái từ A - Z để đặt tên. Ban đầu chỉ dùng tên nữ. Bởi theo ngôn ngữ phương Tây bão được quan niệm là giống cái.

 

Đến những năm 60, xuất hiện phong trào nữ quyền thế giới. Họ có kiến nghị thì tên bão được đặt tên luân phiên theo giới tính.

 

Mỗi khu vực đều có cách gọi tên khác nhau. Tên gọi của bão được công dân trên toàn thế giới đóng góp cho một ủy ban của Tổ chức khí tượng thế giới.

 

Từ năm 2000 trở về trước, khu vực tây bắc Thái Bình Dương có 2 hệ thống đánh số, đặt tên bão khác nhau. Đặt tên thì do cơ quan khí tượng của Mỹ, đặt trên đảo Guam phụ  trách. Nhật Bản được phân công là trung tâm khu vực nên đánh số cho bão.

 

Sau đó, các nước trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương có thành lập ra ủy ban bão. Họ vẫn quyết định, đánh số do người Nhật quyết định. Còn để gọi tên thì mỗi nước có đệ trình một danh sách tên để xét chọn. Mỗi nước đóng góp 10 - 12 tên.

 

Tại các kỳ họp hội đồng ủy ban bão khu vực, đại biểu mỗi nước sẽ xướng các tên gọi đề xuất. Khi đọc, tên dự kiến cho bão dễ nhớ, không gây hiểu nhầm cho ngôn ngữ các nước khác thì được ủy ban chấp nhận.

 

Quỹ tên bão của các nước chia thành 6 cột. 5 cột là dùng để gọi tên theo thứ tự thông thường. Cột còn lại để đặt tên cho những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp, gây hậu quả thảm khốc. Siêu bão Haiyen được lấy tên từ cột này, tên gọi này do Trung Quốc đề xuất.

 

Ở Việt Nam, quy chế đặt tên bão được Nhà nước quy định, cứ vào biển Đông thì đánh số thứ tự trong một năm.

 

Cũng theo ông Lê Thanh Hải, đã có những tranh cãi nhỏ trong chuyện đánh số siêu bão Haiyan là 13 hay 14. Đợt áp thấp trước siêu bão Haiyan, trong các bản tin dự báo đều dự báo có khả năng thành bão số 13.

 

Trên thực tế, khoảng cách từ áp thấp nhiệt đới này với mốc báo bão rất gần nhau. Trong các công điện văn bản trước đây, áp thấp nhiệt đới này đã được gọi là bão 13. Thế nên siêu bão Haiyan được đánh số 14 để không gây hiểu lầm, dễ nhớ.

 

Theo thang dự báo của Việt Nam, gió cấp 6 -7 được gọi là áp thấp nhiệt đới; từ cấp 8 trở lên thì gọi là bão, gió từ cấp 14 trở lên thì gọi là siêu bão. Siêu bão Haiyan, bão số 14 bổ bộ vào nước ta, là cơn bão thứ 31 xuất hiện ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong năm nay.

(Theo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tranh cãi quanh tên gọi siêu bão Hải Yến khi vào Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI