Trao đổi - Phản biện » Xã hội
TP.HCM cố gắng đến năm 2020 hết ngập
(11:26:50 AM 12/12/2014)
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Nguyễn Thành Chung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 16 HĐND TP.HCM khóa VIII - Ảnh: Quang Định
Tại phiên trả lời chất vấn của HĐND TP.HCM sáng 11-12, giám đốc Sở GTVT TP.HCM Nguyễn Thành Chung đã hai lần nhận khuyết điểm và trách nhiệm vì ngành mình chưa sâu sát thực tế khi thực hiện chức trách trước dân.
“Trình làng” trước cử tri TP, ông Chung cho biết ông đã nhận chức vụ giám đốc sở được hơn bốn tháng, được biết đây là lĩnh vực hết sức nặng nề, bản thân cũng hết sức cố gắng nắm bắt công việc, cùng với tập thể đảng ủy, ban giám đốc sở tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà những người tiền nhiệm xây dựng...
Ông Chung phải trả lời hàng loạt câu hỏi về những vấn đề dân sinh bức xúc: cung cấp nước sạch cho dân, giải quyết ngập nước, hiệu quả trợ giá và chất lượng của xe buýt.
Hết ngập rồi lại tái ngập
Đại biểu Nguyễn Văn Lâm hỏi: Trong năm 2014, vốn ngân sách bố trí cho Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP hơn 1.000 tỉ đồng, trong đó hơn 600 tỉ đồng cho trung tâm này, còn lại giao cho quận, huyện. Hiệu quả của việc giải quyết chống ngập ra sao, khi nào làm xong, giải pháp cụ thể?
Sau khi trình bày khá chi tiết kế hoạch chống ngập dài hạn và trước mắt, ông Chung nhìn nhận qua báo cáo, đến năm 2013 cơ bản chỉ còn sáu điểm ngập ở khu vực trung tâm. Song sang năm 2014 kiểm tra thực tế thì có 33 điểm tái ngập (trong số 47 điểm ngập đã giải quyết), cùng với sáu điểm ngập chưa giải quyết được, ngoài ra còn phát sinh thêm 29 điểm ngập mới.
Ông Chung tự hỏi nguyên nhân tại sao lại phát sinh số lượng điểm ngập như vậy và trả lời: với 33 điểm tái ngập, một trong những nguyên nhân do các công trình thi công hiện nay đang xây dựng làm ảnh hưởng.
Như công trình Tân Hóa - Lò Gốm, các đơn vị thi công không tuân thủ các quy định, đảm bảo khơi thông dòng chảy, làm ách tắc; thi công xa lộ Hà Nội làm bít cống. Các điểm ngập mới cũng được chỉ ra do các nguyên nhân tương tự, do thi công, ảnh hưởng của triều dâng cao...
Ông Chung hứa đến cuối năm 2015, các điểm ngập chưa giải quyết được cùng với những điểm ngập mới sẽ được giải quyết 80%; phần còn lại sẽ giải quyết sau đó và cố gắng đến năm 2020 tất cả các điểm phát sinh, những điểm ngập ở khu vực trung tâm sẽ cơ bản được giải quyết.
Nâng đường chống ngập, cần công bằng với dân
Nhắc lại ba giải pháp lớn về chống ngập, giảm ngập mà Sở GTVT TP từng cam kết trước HĐND TP, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định đến nay hiệu quả thực hiện các giải pháp này không cao.
Trong khi đó tình hình ngập nước ở TP còn rất nghiêm trọng, dân rất bức xúc, ảnh hưởng đến người dân ở những vùng ngập nước. Theo bà Tâm, có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn rất lớn.
Bà Tâm lưu ý thêm một vấn đề mà ông Chung trả lời chưa thỏa đáng, cần tiếp tục nghiên cứu, đó là việc nâng đường. Có những con đường nâng lên quá cao, nhà dân thụt thấp xuống, thiệt hại đó giải quyết như thế nào, chỗ này cần phải công bằng.
Theo bà Tâm, người dân cần góp phần, chia sẻ trong việc xây dựng, cải thiện hạ tầng đô thị, nhưng các chủ đầu tư cần tính toán như thế nào. Bà Tâm đề nghị Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân tiếp tục trả lời thêm vấn đề này trong phiên chất vấn ông sáng nay (12-12).
Chỉ 50% lãnh đạo sử dụng hộp thư điện tử
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết như vậy tại phiên chất vấn chiều cùng ngày về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước phục vụ cải cách hành chính.
Theo ông Lê Mạnh Hà, dù TP đã tốn rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở dữ liệu cho hộp thư điện tử nhưng hiện nay qua khảo sát chỉ có 50% lãnh đạo các đơn vị, địa phương sử dụng.
Những huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi có đến 100% lãnh đạo sử dụng hộp thư điện tử trong khi các quận, sở ngành khu vực trung tâm sử dụng hộp thư điện tử cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành rất ít.
Trước đó, trả lời các đại biểu về việc liên thông, hiệu quả của quá trình sử dụng cơ sở dữ liệu trong quản lý đất đai, văn bản, ông Lê Thái Hỷ, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông, cho biết nhiều năm trước các đơn vị đã xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý liên thông nhau nhằm tăng cường việc giải quyết hành chính, dịch vụ công như cơ sở dữ liệu giữa Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - môi trường và các quận huyện, giúp quá trình quản lý đất đai, cấp giấy chủ quyền nhà đất hiệu quả hơn. Nhưng đến năm 2009, quá trình liên thông gặp trục trặc do các đơn vị áp dụng theo mô hình cơ sở dữ liệu mới, chưa đồng bộ với nhau.
Hôm nay, 12-12, kỳ họp HĐND TP họp phiên bế mạc.
Hiệu quả trợ giá xe buýt chưa tương xứng
Trả lời các câu hỏi của đại biểu về chất lượng xe buýt, hiệu quả sử dụng tiền trợ giá, ông Nguyễn Thành Chung khẳng định trợ giá xe buýt là cần thiết, hiệu quả, song ông cũng thừa nhận các mặt trái còn tồn tại, kể cả một số tiêu cực đã được xử lý trong thời gian qua ở lĩnh vực này. đại biểu Phạm Hiếu Nghĩa phản biện: năm 2015 đưa chỉ tiêu phấn đấu vận tải hành khách công cộng đạt 600 triệu lượt người (chỉ tiêu năm 2014 là 650 triệu lượt, thực hiện chỉ đạt 593 triệu lượt), tuy nhiên mục tiêu cho năm mới như vậy là quá an toàn và chưa có sức thuyết phục, trong khi trợ giá năm 2014 là 1.270 tỉ đồng và năm 2015 đề xuất giảm xuống mức 1.180 tỉ đồng (chỉ giảm 90 tỉ đồng).
TP.HCM hoãn thu phí đường bộ
Cùng ngày, HĐND TP.HCM đã biểu quyết chưa thông qua tờ trình về thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện ở TP.
Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, trước các ý kiến băn khoăn về tính khả thi của tờ trình này, HĐND TP đã nghiên cứu, trao đổi lại với thường trực UBND TP và thấy có nhiều vấn đề đại biểu quan tâm chưa có điều kiện làm rõ như chưa nêu cụ thể giải pháp tổ chức thu đúng, thu đủ, mức thu sao cho phù hợp tương ứng với chất lượng dịch vụ.
Ngoài ra có đại biểu đặt vấn đề người đi ít, người đi nhiều, người ở khu vực có hạ tầng giao thông tốt, người ở nơi có hạ tầng giao thông xấu nhưng mức thu như nhau là không công bằng.
Việc này sẽ khó giải thích với người dân mà cần phải tính toán thêm mức phí thu phù hợp. Chưa kể thu phí nhưng lại không có chế tài nên chưa thể hiện tính nghiêm minh pháp luật...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.