Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Siêu bão như bão Haiyan có sức tàn phá khủng khiếp thế nào?
(19:58:27 PM 08/11/2013) Bão Haiyan có sức mạnh tương đương bão Katrina từng quét qua New Orleans (Mỹ) ngày 2-9-2005 khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại vật chất lên tới hơn 100 tỉ USD
Tại hội nghị trực tuyến bàn biện pháp ứng phó với siêu bão Haiyan (Hải Yến) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì chiều nay 8-11, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng cho biết khả năng siêu bão Haiyan sẽ trở thành cơn bão lớn nhất trong lịch sử đổ bộ vào đất liền nước ta và có sức hủy diệt lớn nhất từ trước đến nay.
Ông Tăng cho biết trong lịch sử ghi nhận được, nước ta chưa bao giờ có cơn bão nào mạnh hơn cấp 13 đổ bộ.
Còn theo thang báo báo của Mỹ, siêu bão Haiyan đạt cấp độ 5 (cấp độ lớn nhất). Ông Tăng cho biết Việt Nam chưa có kinh nghiệm cũng như trải nghiệm với một cơn bão có sức hủy diệt như thế này.
Trên thế giới, những cơn bão với cấp độ 5 đã từng gây ra sức tàn phá khủng khiếp. Ông Tăng đưa ra những dẫn chứng ở những nước đã từng chịu ảnh hưởng của một cơn bão mạnh tương tự như thế này: Người, gia súc và vật nuôi có nguy cơ rất cao bị thương hoặc tử vong do bị vật vỡ rơi hoặc bay xuống. Những nhà cấp 4 hoặc nhà khung có thể bị phá hủy hoàn toàn, bất kể xây dựng mới hay cũ, xấu tốt như thế nào.
Một tỉ lệ cao các khung nhà sắt, khung bê tông của các nhà máy, công xưởng sẽ bị phá hủy với toàn bộ mái và tường sụp đổ. Phá hủy ghê gớm hơn nữa cho mái nhà, cửa sổ và cửa ra vào. Số lượng lớn các mảnh vỡ bay đi do bị gió thổi cũng sẽ rất nguy hiểm bởi có tốc độ như tên bắn.
Đối với các tòa nhà lớn, các mái nhà sẽ bị thiệt hại đáng kể, nhiều nhà lớn có thể bị sụp đổ hoàn toàn. Bão sẽ gây khốn đốn cho người dân, phần lớn diện tích nhà sẽ không thể ở được trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
Còn đối với siêu bão Haiyan, trước khi đổ bộ vào nước ta, từ trưa và chiều mai (9-11), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có gió mạnh cấp 10 sau tăng lên cấp 12, 14, vùng gần tâm bão đi qua giật cấp 16, 17, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội, sóng biển ngập trời.
Một cơn bão có sức mạnh tương đương bão Haiyan là bão Andrew ập vào bang Florida (Mỹ) ngày 26-8-1992 và trở thành ác mộng của người dân vùng này. Hơn 50 người thiệt mạng; thiệt hại vật chất lên tới 45 tỉ USD.
Theo ông Tăng, dự kiến các tỉnh có cấp gió mạnh từ cấp 12 đến cấp 14, thậm chí có thể giật đầu cấp 15 đến 17, là các tỉnh: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Đặc biệt, ông Tăng lưu ý tại các đảo ven bờ, ngoài khơi như Lý Sơn, Cồn Cỏ, Hòn Ngư, có thể sóng sẽ đánh rất sâu vào.
“Các nhà ven bờ và sâu trong bờ sẽ không chịu được” - ông Tăng cho biết.
Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Bình Định, Phú Yên, tuy không phải vùng tâm bão đổ bộ tuy nhiên sẽ có gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 12, giật cấp 13, 14.
Lượng mưa ở các tỉnh Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên, Bắc Bộ từ 200 mm, có một số nơi sẽ mưa 500-600 mm. Khu vực ven biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 4-6 m, sóng biển từ 5-8 m, vùng gần tâm bão sóng có thể cao gần 10 m.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.