Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Quảng Nam: Hơn 10 năm “liêu xiêu” qua sông
(09:45:53 AM 12/01/2015)Tổ 2, thôn Phước Mỹ 3 (thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên) có gần 100 hộ dân với gần 300 khẩu. Khác với các tổ còn lại, người dân tổ 2 bị chia cắt bởi dòng sông Bà Rén. Người dân nơi đây thường xuyên đối mặt với nỗi bất an khi hằng ngày phải qua sông trên chiếc cầu ván được lát trên những chiếc thùng phuy cũ kỹ mà người dân ở đây thường gọi là “cầu phao”.
Cây cầu phao “dập dềnh” nối đôi vờ sông Bà Rén của thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên
Dẫn chúng tôi đi trên chiếc cầu phao nối từ thị trấn Nam Phước qua tổ 2, ông Nguyễn Thinh – Trưởng thôn Phước Mỹ 3 - cho hay, từ năm 2001, vì bức xúc việc đi lại qua sông nên Nhà nước cùng nhân dân đóng góp trên 600 triệu đồng mua trên 200 thùng phuy và hàng chục khối gỗ để làm cầu này. Cầu rộng trên 2m, dài gần 150m và không có lan can.
Trước đó khi chưa có cây cầu này, hàng trăm học sinh và người dân ở tổ 2 muốn qua thị trấn học hành, làm việc đều phải đi đò qua rất nguy hiểm. Vào mùa mưa bão, người dân tổ 2 không thể đi bằng đò qua sông được thì phải đi vòng xuống QL1A, qua cầu Bà Rén rồi vòng lên mất gần 10km.
Cũng theo ông Nguyễn Thinh, hàng ngày có trên 400 học sinh THCS và THPT của xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn) qua thị trấn Nam Phước học hành cũng phải đi qua cây cầu phao lỏng lẻo này. “Tính ra mỗi ngày cây cầu phao này phục vụ mỗi ngày trên 1 ngàn lượt người qua lại”, ông ông Nguyễn Thinh, tổ trưởng tổ 2 cho biết.
Hàng ngày có hàng trăm học sinh và người dân đi qua cây cầu này
Gặp nông dân Nguyễn Văn Thăng khi ông từ nhà ở tổ 2 qua cầu sang thị trấn Nam Phước chuẩn bị đất làm vụ đông xuân. Ông Thăng cho biết gia đình có 8 sào gồm 4 sào ruộng và 4 sào màu. Vì nhà và đất ruộng cách con sông Bà Rén nên mỗi mùa thu hoạch không còn cách nào khác là phải chở lúa về buộc đi qua cây cầu này.
Ông Thăng nói: “Dân tổ 2 chúng tôi đều làm nông nghiệp với hơn 30ha, trong khi đất sản xuất nằm hết ở bên kia sông nên phải phụ thuộc vào cây cầu này. Nếu không có cầu, muốn đi làm đồng chỉ còn cách chạy xe máy xuống QL1A rồi quay ngược trở ra rồi rẻ lên thị trấn Nam Phước mất khoảng gần 10 cây số”.
Những người dân ở đây cho biết, nếu không qua cầu phao này thì không có đường nào khác thuận tiện bằng. Trưởng thôn Phước Mỹ 3 cho biết mỗi năm có hàng chục người té xuống sông nhưng may mắn được người dân vớt lên, còn những người chở hàng hóa, thóc lúa mỗi khi thu hoạch về nhà qua cây cầu này rớt xuống sông thì không nhớ hết.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt (50 tuổi, ở tổ 2) nhà có 2 sào ruộng nên hàng ngày cũng phải qua cầu đi làm. Bà nói: “Dân khổ vì cây cầu lắm, vụ lúa vừa qua con tôi chở lúa qua cầy này rớt mấy lần phải thuê người lặn xuống sông vớt lên. Tội nhất là các cháu học sinh trời mưa không dám qua cầu vì không an toàn, còn đi vòng thì xa quá.”
Qua hơn 10 năm sử dụng, đến nay câu cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng, gỗ lát mặt cầu mục nát và được dặm vá liên tục khiến mặt cầu không được bằng phẳng, cộng với các thùng phuy bị hỏng, nước cuốn trôi nên mỗi khi đi qua cây cầu rung lắc và dập dềnh trên sông rất nguy hiểm. Nếu không cẩn thận, người đi có thể té ngã xuống sông bất cứ lúc nào.
Người dân địa phương còn cho biết, trước đây đã có 2 trường hợp té xuống sông chết đuối và rất nhiều người bị trượt té xuống sông khi qua cầu. Cuối năm 2014 vừa qua có nhóm du khách Tây đi du lịch về đây khi dắt xe máy qua cầu thì 2 người bị ngã xuống sông, cũng may có người dân phát hiện và cứu vớt kịp thời.
Trên mặt cầu nhiều tấm ván gỗ bị rớt, bên dưới nhiều thùng phuy cũng bị mất
Trao đổi với PV , ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Chủ tịch thị trấn Nam Phước – cho biết, lãnh đạo địa phương cũng bức xúc với việc đi lại của người dân nhưng vì không có kinh phí xây cầu nên cũng đành chịu. Để duy trì cây cầu “lỏng lẻo” này, mỗi năm địa phương phải bỏ hàng chục triệu đồng mua thùng phuy, gỗ về tu bổ. Tuy nhiên, hiện cây cầu này cũng như chiếc răng sắp rụng. “Để y rồi tu bổ cho bà con đi tạm chứ tháo ra là nát hết, không có kinh phí để làm lại. Còn duy trì cây cầu thì quá mất an toàn cho người dân”, ông Nguyễn Văn Hưng cho biết.
Cũng theo ông Hưng, cách đây 5 năm đã có nghị quyết của Đảng bộ thị trấn quyết tâm xây dựng cây cầu cho người dân đi nhưng vì kinh phí quá lớn, địa phương lại không có nguồn thu nào đáng kể nên đến nay vẫn chưa xây dựng được cây cầu cho bà con.
Còn ông Nguyễn Thế Đức – Phó Bí thư thị trấn Nam Phước - thì cho biết, vì bức xúc với việc đi lại của người dân nên lãnh đạo địa phương nhiều lần kêu gọi doanh nghiệp về khảo sát xây cầu treo nhưng không khả thi.
Ông Nguyễn Thế Đức cho biết, vì quá bức xúc, Đảng ủy thị trấn Nam Phước đã tìm đơn vị tư vấn thiết kế tính toán chi phí xây dựng cầu. Theo thiết kế, sẽ xây dựng cầu chìm (mùa lũ sẽ chìm dưới nước) dài 150m, rộng 2,7m với tổng kinh phí 6,7 tỉ đồng. Dự án cũng đã trình lên Chủ tịch huyện Duy Xuyên và tháng 12 vừa qua dự án cũng đã được phê duyệt, giờ gởi hồ sơ lên tỉnh để xin kinh phí.
“Mong muốn có cây cầu cho người dân đi vì họ đã trông chờ đã mấy chục năm nay rồi, chúng tôi sẽ quyết tâm xây dựng cây cầu này trong năm 2015 để người dân đi”, ông Nguyễn Thế Đức quyết tâm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.