»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:34:51 PM (GMT+7)

"Ở nông thôn tiếng ếch, tiếng nhái còn rất ít"

(17:22:24 PM 12/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lo ngại, ở Việt Nam hiện nay đang mất cân đối sử dụng phân bón, trong đó quá nghiêng về việc sử dụng phân bón vô cơ. Phân bón vô cơ làm cho hệ sinh thái suy kiệt, nhiều côn trùng bị tiêu diệt, ở nông thôn tiếng ếch, tiếng nhái còn rất ít.

Ngày 9/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị “Phát triển phân bón hữu cơ”. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì, với sự tham gia của Ủy Ban khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Công thương,…

 

"Ở[-]nông[-]thôn[-]tiếng[-]ếch,[-]tiếng[-]nhái[-]còn[-]rất[-]ít" 

Quang cảnh hội nghị...
 
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 12/2017, số lượng sản phẩm phân bón vô cơ đang được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trong nước nhiều gấp 19 lần so với phân bón hữu cơ (713 sản phẩm phân bón hữu cơ và 13.423 sản phẩm phân bón vô cơ). Việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài đã gây ô nhiễm, thoái hóa đất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản.
 
Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất phân bón, chiếm 24,5% trên tổng số 735 doanh nghiệp sản xuất phân bón đã được Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cấp phép với quy mô công suất lớn nhỏ khác nhau (từ 20 nghìn đến 500 nghìn tấn/năm).
 
Với mục tiêu chung là phát triển phân bón hữu cơ, đảm bảo hiệu quả, bền vững góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường trong thời gian tới và mục tiêu cụ thể: Sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; Tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp để sử dụng trong nước ít nhất là 3 triệu tấn/năm và xuất khẩu đạt 0,5 triệu tấn/năm.
 
Lựa chọn, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế về nhân lực, trang thiết bị và nguyên liệu sẵn có của Việt Nam; Tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ so với tổng số sản phẩm phân bón từ 5% hiện nay lên 10% trong thời gian tới; Khuyến khích, vận động để đảm bảo ít nhất 50% trong tổng số các đơn vị sản xuất phân bón cả nước cam kết đầu tư phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, đặc biệt là các đơn vị sản xuất phân bón vô cơ lớn hiện nay.
 
Trong năm 2018, cơ bản hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về phân bón hữu cơ phục vụ công tác quản lý nhà nước.
 

"Ở[-]nông[-]thôn[-]tiếng[-]ếch,[-]tiếng[-]nhái[-]còn[-]rất[-]ít"

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lo ngại tình trạng mất cân đối khi sử dụng phân bón.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Hiện nay Việt Nam việc đang lạm dụng quá mức sử dụng phân bón vô cơ, trong tổng số 11 triệu tấn phân bón hàng năm, thì 90% là phân vô cơ, tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ rất thấp so với yêu cầu. Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh tế rất thấp, các báo cáo của Việt Nam kể cả trong nước và ngoài nước đánh giá hiệu quả phân bón chỉ được khoảng 50%, đó là hệ lụy; hệ lụy thứ 2 chất lượng nông sản của Việt Nam là bón phân vô cơ là chính không bao giờ có chất lượng nông sản tốt nhất; hệ sinh thái môi trường, phân bón không chỉ là một yếu tố quyết định, nhưng phân bón cũng làm cho hệ sinh thái ngày càng suy kiệt.
 
“Chúng ta ngồi đây các đại biểu đều biết, từ con côn trùng, động vật lưỡng hệ, bây giờ ở Việt Nam kể cả ở khu vực nông thôn nếu còn nghe thấy tiếng ếch, nhái là rất ít. Con đỉa ngày xưa chị em đi cấy là nỗi sợ hãi, thì hiện nay hầu như cũng không còn. Đất đai chúng ta suy kiệt, thách thức lớn nhất hiện nay là mất cân đối nghiêm trọng về sử dụng phân bón, trong đó quá nghiêng về sử dụng phân bón vô cơ” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
 
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp Việt Nam hiện nay sức sản xuất hàng hóa là chính, mà hàng hóa là phải theo tín hiệu thị trường, tín hiệu thị trường ở đây không phải thị trường trong nước mà là thị trường 7 tỷ dân trên thế giới. Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đi 180 quốc gia, mà hiện nay đòi hỏi ngày càng khắt khe ở về chất lượng nông sản theo hướng thân thiện với môi trường, hướng hữu cơ, hướng nông sản đặc sản đó là một đòi hỏi.
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, vấn đề thách thức thứ 3 là tác động biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tổn thương của BĐKH, mà BĐKH cần có hệ thống giải pháp tổng thể, trong đó biện pháp canh tác là một trong nhóm giải pháp chủ động căn cơ ban đầu. Trong nhóm giải pháp này thì hệ sinh thái đất, để từ đó phát triển cây trồng có tính thích ứng kể cả quá trình chống chọi với BĐKH, kể cả quá trình tái tạo, phục hồi sau các rủi ro của tác động BĐKH. Chính vì thế sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ được coi là một trong những giải pháp rất quan trọng đặt ra hiện nay cho ngành nông nhiệp, cho khu vực nông nghiệp của chúng ta.
(Theo Nguyễn Dương/Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Ở nông thôn tiếng ếch, tiếng nhái còn rất ít"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI