»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:37:31 AM (GMT+7)

Ninh Thuận: Lấy gạo mục cứu đói cho dân Tin mới nhất

(12:54:20 PM 20/05/2016)
(Tin Môi Trường) - Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, đầu tháng 3, toàn tỉnh có đến 32 xã với gần 100.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, cần cứu đói.

Ninh[-]Thuận:[-]Lấy[-]gạo[-]mục[-]cứu[-]đói[-]cho[-]dân
Hai cha con đang vét nước trên cánh đồng Bình Quý (Ninh Phước)


Tình hình hạn hán ở NinhThuận đang bước vào thời điểm gay gắt và dự kiến đến cuối tháng 4 này sẽ có thêm 15 xã nữa với tổng cộng gần 200.000 dân bị thiếu ăn vì không có nước để sản xuất.

Trung tuần tháng 3, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ cho tỉnh Ninh Thuận 20 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo để khắc phục hậu quả hạn hán.

Ông Huỳnh Ngọc Tâm, Chủ tịch UBND xã Thành Hải, huyện Ninh Hải, nơi có gần 1.000 hộ dân cần được phát gạo cứu đói, nói: "Bà con vui lắm vì quyết định cứu trợ của Chính phủ đúng là cơn mưa rào đem nước đến cho dân...". Nhưng tiếc thay, họ được phát toàn thứ gạo mục ruỗng, mốc meo, đỏ quạch không thể nào ăn được!

"Cơm ăn đắng như mã tiền (*)!"

Chiều 12-4, chúng tôi có mặt tại thôn Bà Râu, xã Lợi Hải, huyện Ninh Hải, nơi có cả trăm hộ dân nhận gạo mục. Bà Bạch cho biết gia đình bà đi mấy cây số để nhận về 60kg gạo nhưng chỉ ăn đúng nửa ký rồi đành đem cất vào xó bếp! Bà than thở: "Tôi vo đi vo lại đến chín, mười nước nhưng vẫn đỏ quạch. Còn khi nấu vừa sôi thì bốc mùi hôi lắm, xúc cơm ra ăn đắng như mã tiền!". Quả thật, vốc thử một nắm gạo của gia đình bà Bạch lên quan sát, ai cũng lắc đầu vì nó giòn rụm, vỡ nát và bốc mùi rất khó chịu.

Chị Hiếm ở gần nhà bà Bạch thì khá hơn đôi chút. Nhận về 40kg gạo, dù đắng gia đình chị vẫn ráng nuốt gần một nửa số gạo để cầm cự cho qua hạn hán. Bé Liên, con gái của chị Hiếm, ngày nào cũng được mẹ phân công xử lý gạo nấu cơm, nói như mếu: "Mỗi lần nấu cơm khổ lắm, vì cháu phải đong gạo ra để nhặt sạn cho hết, rồi phải đi gánh nước để rửa đi rửa lại nhiều lần".

Ông Giác Lợi còn thê thảm hơn. Ông thuôc diện được cứu đói chưa được phát gạo. Thương tình, một số bà con hàng xóm nhận gạo trước xúc cho vợ chồng ông mấy ký nhưng cũng không ăn được vì quá đắng. Để cầm hơi, ông Lợi phải rang bắp, giã thành "lớ" để ăn.

Anh Tô Văn Xin, xã Lợi Hải, bức xúc: "Gạo cứu trợ gì mà nuốt không trôi, đến nỗi tôi cho con chim cu cườm ăn nó cũng lăn đùng ra chết!".

Gạo này heo còn chê không ăn

Tại xã Hộ Hải, chúng tôi được anh Nguyễn Đình Quý, công an xã, cho biết anh là người trực tiếp nhận 21 tấn gạo vào chiều 7-4, "Mới nhận chưa được nửa xe gạo đã nghe bốc mùi kinh khủng nên tôi yêu cầu dừng lại để kiểm tra và phát hiện toàn là gạo mục nên xin ngay ý kiến lãnh đạo xã trả lại toàn bộ"- anh Quý kể.

Một số xã như Lợi Hải nhận 38 tấn, trả lại 23 tấn (15 tấn còn lại đã "lỡ" phát cho dân); Công Hải trả lại 30 tấn; Nhơn Hải trả hơn 15 tấn. Xã Phước Minh, huyện Ninh Phước trả 17 tấn vì không đủ "dũng cảm" để phát cho dân đem về nấu ăn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Công ty Lương thực Ninh Thuận chịu trách nhiệm phân phối gạo cứu trợ. Công ty này đã hợp đồng với Cục Dự trữ quốc gia Nam Trung bộ nhận 3.000 tấn gạo với giá 3.900đồng/kg. Chúng tôi đã đem thử mẫu gạo ở nhà bà Bạch đến một tiểu thương bán hàng xén tại chợ Động, thị xã Phan Rang để dọ giá thì bị người này nói như tát nước vào mặt: "Gạo này cho heo ăn còn chê! Nếu bán số nhiều, để tôi sang lại cho mấy trại chăn nuôi".

Có cố tình đánh tráo gạo?


Được biết số gạo 3.000 tấn của Cục Dự trữ quốc gia lẽ ra phải phát cho dân thì Công ty Lương thực Ninh Thuận lại "ém" lại và cho xuất 500 tấn gạo tồn kho đã hư hỏng phát cho dân! Nguồn tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết đã chi 80% số tiền 3.000 tấn gạo, tức tương đương hơn ba tỷ đồng, cho Công ty Lương thực Ninh Thuận.

Sau khi sự việc phát gạo hư cho dân bị phát hiện, ngày 13-4, Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã cử cán bộ kỹ thuật ra lấy mẫu gạo để giám định, đồng thời yêu cầu Công ty Lương thực Ninh Thuận giải trình để báo cáo Chính phủ.

Theo ông Văn Công An, Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận, thì tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra để làm rõ công ty này có cố tình đánh tráo gạo để phát cho dân hay không.

Công ty Lương thực Ninh Thuận là công ty cổ phần, tự hạch toán kinh doanh. Nếu số gạo trên được phát hết cho dân thì công ty đã "giải tỏa" được hàng trăm tấn gạo phế phẩm với giá gạo ngon 3.900đồng/kg. Trả lời phóng viên, lãnh đạo công ty này cho rằng không biết 100 tấn gạo mà họ phát cho dân là gạo mốc, hỏng.

Theo chúng tôi, đó là sự biện bạch không thể chấp nhận. Lẽ nào một công ty lớn chuyên kinh doanh lương thực lại không thể phân biệt được đâu là gạo mốc, đâu là gạo ngon, điều mà bất cứ người dân nào cũng có thể phân biệt được bằng mắt thường?

Nghe phản ánh tôi mới biết


Mời bạn đọc hãy nghe cuộc phỏng vấn sau đây của chúng tôi với người có trách nhiệm trong vụ phát gạo mục cho dân, bà Diệp Ái Nhất, Phó Giám đốc Công ty Lương thực NinhThuận.

* Vì sao công ty không phát số gạo đã đã nhận từ Cục Dự trữ quốc gia mà lấy gạo tồn kho phát cho dân, thưa bà?

- Dân cần gạo cứu đói trong khi số gạo hợp đồng với Cục Dự trữ quốc gia chưa về nên chúng tôi đã đề xuất lấy 500 tấn gạo trong kho ra phát cho dân và đã được UBND tỉnh đồng ý.

* Nhưng UBND tỉnh không biết đó là gạo hư. Trước khi xuất gạo ra khỏi kho, công ty có phát hiện gạo bị hư?

- Khi giao nghe địa phương phản ánh mới phát hiện và tổ chức thu hồi.

* Gạo tồn trong thời gian bốn tháng thì không thể hư hỏng nặng như thế được?

- Ở những kho khác bảo quản đúng tiêu chuẩn thì không thể hư như thế nhưng kho của chúng tôi đã quá cũ kỹ, việc bảo quản chỉ bằng cách lót trấu, đảo bao.

* Chúng tôi đã có thông tin công ty thu hồi gạo hư về "tuốt" trắng rồi phát lại cho dân?

- Đúng là chúng tôi có xát lại nhưng không phát cho dân.

* Bà có biết gạo của công ty phát cho dân nấu rất đắng, không thể ăn được, thậm chí chim ăn gạo này cũng lăn ra chết?

- Chúng tôi chưa nghe phản ánh và hiện công ty đang phối hợp hợp với Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Y tế, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội xác định chất lượng gạo.

***

Chủ trương kịp thời của Chính phủ trong việc cứu đói cho người dân Ninh Thuận đã bị phá hỏng bởi lối làm ăn vô trách nhiệm của Công ty Lương thực Ninh Thuận. Việc cứu đói bị chậm trễ, người dân vốn đã nghèo đói nay càng trở nên bức xúc. Việc làm rõ và xử lý nghiêm minh những cá nhân sai phạm là điều cần khẩn trương tiến hành.

Ông TRƯƠNG THANH PHONG, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam:

Đây là kiểu làm ăn vô trách nhiệm, vô nhân đạo

Ông Phong cho biết sau khi nghe phản ánh của báo chí, ông đã chỉ đạo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc, cùng với đoàn nghiệp vụ của Tổng Công ty ra Ninh Thuận ngay trong ngày 13-4 để kiểm tra toàn bộ sự việc và hỗ trợ địa phương giải quyết tình hình cứu đói cho người dân ở đây.

* Hiện đã xác định được số gạo cứu đói kém chất lượng có nguồn gốc từ đâu chưa, thưa ông?

- Tỉnh ủy và UBND tỉnh Ninh Thuận sau khi nhận tiền cứu trợ của Chính phủ đã giao về Công ty Lương thực Ninh Thuận để mua gạo cứu đói theo chỉ tiêu tỉnh này đưa ra. Trong số 500 tấn gạo còn tồn trữ, đã cấp phát được khỏang 340 tấn. Sau khi bị người dân phản ánh, họ thu hồi về được chừng 100 tấn rồi.

* Với tư cách là công ty "mẹ", chẳng lẽ Tổng Công ty không có chỉ đạo gì?


- Công ty Lương thực Ninh Thuận đã cổ phần hóa rồi, mình đâu thể chỉ đạo hay chi phối hoạt động của họ.

* Nếu không liên quan thì tại sao Tổng Công ty lại cử đoàn nghiệp vụ ra Ninh Thuận để giải quyết vụ việc?

- Dù hoàn toàn không phải lỗi của mình gây ra nhưng Tổng Công ty là người chịu trách nhiệm lương thực chung nên mình không chấp nhận được tình trạng như vậy. Việc can thiệp xuất phát từ trách nhiệm và đạo đức của người làm lương thực. Người dân đói khổ từ lâu mà mình đưa hạt gạo đến cho họ ăn như vậy là mình vô trách nhiệm, vô nhân đạo cho nên tôi mới dùng cái quyền của mình ra lệnh phối hợp tháo gỡ.

Tôi đã chỉ đạo cho anh em phải kiểm tra lại toàn bộ số lượng gạo đã đưa ra, cái nào chất lượng không đạt phải thu hồi về hết 100%. Nếu cần thiết thì huy động một số xe chở gạo từ trong miền Nam ra đó thay vào số gạo bị hư để đổi lại cho dân.

* Về mặt nghiệp vụ, nhìn bằng mắt thường, liệu nhân viên Công ty Lương thực Ninh Thuận có thể biết gạo họ phân phát cho người dân đã hư hại nặng không, thưa ông?

- Nó biết chứ! Nhưng tại nó vô trách nhiệm nên mới như vậy. Người dân đang đói khát mà mình làm ăn như thế thì mình còn là con người nữa không? Đó là chưa nói đến việc gây tai tiếng xấu ảnh hưởng đến Chính phủ.

..........................

(*) Mã tiền: cây có quả tròn, hạt dẹt, vị đắng, dùng làm một vị thuốc Đông y.

Vĩnh Huy/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Thuận: Lấy gạo mục cứu đói cho dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI