Thứ tư, 30/10/2024, 02:24:36 AM (GMT+7)

Hội thảo lấy ý kiến tháo gỡ nút thắt trong xử lý các vụ vi phạm quy định bảo vệ ĐVHD khu vực Tây Nguyên

(18:44:03 PM 01/04/2022)
(Tin Môi Trường) - Với mong muốn cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong xử lý các vụ vi phạm bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) tại những địa bàn nóng, gần biên giới Lào và Cam-pu-chia, WWF-Việt Nam phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả xử lý các vụ vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã ở khu vực Tây Nguyên” vào ngày 30 tháng 3 năm 2022, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Hội[-]thảo[-]lấy[-]ý[-]kiến[-]tháo[-]gỡ[-]nút[-]thắt[-]trong[-]xử[-]lý[-]các[-]vụ[-]vi[-]phạm[-]quy[-]định[-]bảo[-]vệ[-]ĐVHD[-]khu[-]vực[-]Tây[-]Nguyên[-]
Ảnh minh hoạ: báo Tin Tức
 
Hội thảo được tổ chức theo phương thức kết hợp trực tuyến qua nền tảng zoom và trực tiếp tại hội trường với sự tham gia của đại diện các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý chuyên ngành tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Phước. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng gần 200 học viên, cán bộ của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Quản lý Chương trình Phòng Chống Buôn bán Trái phép các loài Hoang dã, WWF-Việt Nam, cho biết: “Số lượng các vụ vi phạm về ĐVHD bị truy cứu trước Tòa án và kết thúc bằng án hình sự còn khiêm tốn, chưa tương xứng với thực trạng số lượng các vụ vi phạm được phát hiện và các loài ĐVHD đang bị suy giảm nghiêm trọng ở những khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Bình Phước, gần biên giới với các nước Lào và Cam-pu-chia.” 
 
“Đằng sau vấn đề này là những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các vụ vi phạm liên quan đến bảo vệ ĐVHD của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Viện Kiểm sát và Tòa án, cũng như các cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm kiểm lâm, cảnh sát điều tra, hải quan, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường và bộ đội biên phòng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước. Hội thảo là dịp để các bên cùng ngồi lại, tìm các  giải pháp để cùng tháo gỡ, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả xử lý các vụ vi phạm về bảo vệ ĐVHD trong thời gian tới.” Bà Vân nhấn mạnh.
 
Số liệu thống kê các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD do Chi cục Kiểm lâm vùng IV cung cấp cho thấy, trong giai đoạn từ 2020 đến nay toàn khu vực Tây Nguyên có 69 vụ vi phạm trong đó có 40 vụ đã được xử lý, với 36 vụ bị xử phạt hành chính và bốn vụ bị truy tố trách nhiệm hình sự (đã khởi tố hai vụ/một bị can). Cũng trong giai đoạn này, báo cáo cho thấy tỉnh Đắk Nông có số vụ vi phạm nhiều nhất với 38 vụ về săn bắt và buôn bán ĐVHD trái phép. Tổng số vụ đã được xử lý là 34 vụ, trong đó có 30 vụ bị xử phạt hành chính và bốn vụ bị xử lý hình sự.
 
Những con số này cho thấy chỉ có 5% trong tổng số vi phạm bị truy cứu trước tòa và chưa có số vụ nào kết thúc bằng án hình sự đến thời điểm này. Hiệu quả xử lý và phòng ngừa các vi phạm về bảo vệ ĐVHD của hệ thống pháp luật còn chưa đủ sức răn đe, cảnh tỉnh các đối tượng vi phạm gây suy giảm nghiêm trọng quần thể ĐVHD trong khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là khu vực biên giới với Lào và Campuchia. Các báo cáo nghiên cứu nội bộ của WWF khu vực cho thấy quần thể các loài móng guốc và thú mồi của hổ ở Rừng Đặc dụng Mondulkiri giáp ranh với Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai giảm hơn 70% trong vòng hơn 40 năm qua, có sự can dự của buôn bán trái pháp luật xuyên biên giới qua địa bàn các tỉnh này.
 
Tây Nguyên vốn được xem là thiên đường của các loài hoang dã ở Đông Dương, nơi có các hệ sinh thái đa dạng, tập trung nhiều loài động, thực vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, những loài quý hiếm, nguy cấp có giá trị bảo tồn cao. Chính sự phong phú về loài khiến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng về săn bắt và buôn bán trái pháp luật ĐVHD. Dọc theo đường biên giới tiếp giáp các nước Lào và Cam-pu-chia là các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, nơi sinh sống của gần 4 triệu người với 47 dân tộc, cuộc sống dựa nhiều vào tài nguyên rừng, trong đó có ĐVHD. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, lại được thúc đẩy bởi thị trường người tiêu dùng các món ăn đặc sản thịt rừng nên tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép ĐVHD vẫn xảy ra, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú.
 
Bên cạnh khó khăn kiểm soát tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép ĐVHD của cộng đồng người dân địa phương, lực lượng kiểm lâm khu vực Tây Nguyên còn gặp những vướng mắc trong thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD. Hệ thống pháp luật về bảo tồn ĐVHD về cơ bản đã đầy đủ, nhưng còn chồng chéo, thiếu thống nhất, gây không ít khó khăn cho các cán bộ kiểm lâm hiểu và áp dụng chính xác theo các quy định đã ban hành. Lực lượng kiểm lâm có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ các loài hoang dã, nhưng trên thực tế hầu hết cán bộ chưa qua các lớp đào tạo chuyên ngành về quản lý, bảo vệ ĐVHD. Do vậy, họ gặp khó khăn trong việc nhận dạng loài và tình trạng của loài trong quá trình phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm. Những lý do như vậy có thể dẫn đến nguy cơ lọt tội hoặc áp dụng  những khung hình phạt chưa đúng người, đúng tội. 
 
Những khó khăn nêu trên của cơ quan kiểm lâm chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh về tình hình xử lý các vi phạm về bảo vệ ĐVHD tại khu vực Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước. Hội thảo sẽ lắng nghe đại diện các cơ quan hành pháp và tư pháp đến từ các tỉnh chia sẻ những khó khăn và vướng mắc, từ đó sẽ cùng thảo luận với các chuyên gia uy tín trong ngành về các giải pháp nhằm tháo gỡ những nút thắt trong thực tiễn xử lý hiệu quả các vụ vi phạm bảo vệ ĐVHD trong khu vực. 
 
Bên cạnh mục tiêu nâng cao nhận thức về tình hình săn bắt, buôn bán trái phép các loài hoang dã trên thế giới, hội thảo mong đợi sẽ giúp các bên tham gia tăng cường chia sẻ, thiết lập mạng lưới trao đổi, kết nối với nhau. Từ đó, các cơ quan hữu quan sẽ tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn, thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ việc về bảo vệ ĐVHD trong các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước.
 
“Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, thiết thực vì đây là dịp để các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan tư pháp tại địa phương chia sẻ, trao đổi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khi xử lý các vi phạm liên quan đến ĐVHD. Hoạt động này cũng tạo cơ hội cho cán bộ, giảng viên và học viên của nhà trường nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án liên quan đến ĐVHD,” TS. Nguyễn Văn Khoát, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
LÊ PHƯƠNGB KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo lấy ý kiến tháo gỡ nút thắt trong xử lý các vụ vi phạm quy định bảo vệ ĐVHD khu vực Tây Nguyên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI