Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Nguyên nhân dẫn đến quản lý môi trường còn nhiều yếu kém
(11:52:21 AM 29/12/2013)Ảnh minh họa IE
Các nguyên nhân chủ yếu cần xem xét bao gồm: Chiến lược khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa đưa ra được các quan điểm chỉ đạo về có đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế hay không ? Nếu tuyệt đối không thì phải nghiêm cấm. Nếu có một phần thì cũng phải nêu rõ phạm vi và tiến độ khắc phục. Câu trả lời ở đây cần thật minh bạch để định hướng chỉ đạo nhất quán ở các cấp, từ Trung ương tới địa phương và cấp cơ sở. Điều này không được định hướng minh bạch sẽ dẫn tới những lệnh lạc đáng kể trong quản lý.
Khai thác tài nguyên thiên nhiên là một bài toán phân chia lợi ích rất phức tạp, mà Nhà nước đã chủ trương “hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và những người bị ảnh hưởng về đất đai”. Chủ trương này cần mở rộng để áp dụng trong xây dựng luật pháp về môi trường. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước và người dân bị ảnh hưởng phải được giải quyết trên nguyên tắc tự nguyện-được biết trước-thông tin đầy đủ và đồng thuận. Đây chính là nguyên tắc phù hợp để đảm bảo chủ trương hài hòa lợi ích giữa các bên.
Một nguyên tắc quản lý nữa được các nước trên thế giới tiếp nhận, nhưng Việt Nam vẫn đang nghiên cứu là sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng. Tất cả các cơ chế trên chỉ nhằm thực hiện tốt chủ trương “hài hòa lợi ích”, xóa bỏ bất công trong hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên và ngăn ngừa các nguy cơ tham nhũng.
Pháp luật về môi trường của nước ta hiện nay chưa có quy định về bồi thường thiệt hại của chủ đầu tư dự án cho dân cư địa phương, về các thiệt hại môi trường đương nhiên sẽ xảy ra. Nơi nào đặt dự án gây tác động xấu đến môi trường thì dân nơi đó phải chịu. Chỉ khi vấn đề thiệt hại trông thấy gây ra mới có giải pháp bồi thường theo thực tế tính toán.
Chẳng hạn, vấn đề ô nhiễm nặng do các nhà máy tại Khu công nghiệp Biên Hòa gây ra cho nguồn nước sông Đồng Nai làm thiệt hại lớn cho nông dân trong vùng nhưng không có bồi thường. Chỉ khi Cảnh sát môi trường bắt quả tang việc Nhà máy Vedan xả thải trực tiếp ra sông, thì người dân mới có cơ hội đòi bồi thường. Cách tiếp cận về bồi thường thiệt hại cho dân trong hệ thống pháp luật của Việt Nam còn rất hạn hẹp, chỉ bồi thường khi lấy tài sản và không bồi thường các thiệt hại khác xảy ra. Do đó, cần thay đổi cách tiếp cận nhằm bảo đảm hơn nữa quyền con người đối với môi trường.
Bên cạnh đó, nhận thức về khoa học-công nghệ và môi trường còn yếu kém, dẫn tới tình trạng không dự báo hết các tác động, kể cả các tác động tới môi trường. Theo đánh giá về khai thác khoáng sản của các tỉnh miền Trung, hiện có trên 40 đơn vị tổ chức khai thác ở 38 khu mỏ và có 18 xưởng tuyển tinh quặng, hơn 2 triệu tấn quặng đã được khai thác.
Người dân địa phương nơi đây không được hưởng lợi từ bồi thường về môi trường. Nhà nước chỉ thu được khoản thuế tài nguyên ít ỏi, trong khi tài nguyên đất bị mất, rừng phòng hộ bị tàn phá, cảnh quan ven biển bị suy thoái nặng, nguồn nước ngọt trên mặt và ngầm đều bị nhiễm bẩn và nhiễm mặn, đường giao thông nông thôn bị xuống cấp nghiêm trọng do vận chuyển quặng, không khí bị nhiễm bụi và sức khỏe người dân bị ảnh hưởng. Nhưng chưa hề có một tính toán về bài toán phân tích chi phí-lợi ích cho toàn vùng hoặc địa phương. Nếu tính được thật khách quan chắc cơ quan chức năng đã quyết định ngừng cấp phép khai thác ở nhiều mỏ tại khu vực này.
Cách tiếp cận xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường mặc dù có nhiều bước đổi mới quan trọng, nhưng vẫn chưa tiếp cận được phương thức quản lý của một hệ thống quản trị tốt với 4 nguyên tắc cơ bản. Đó là hiệu quả khai thác cao nhất cả về kinh tế-xã hội và môi trường; công khai minh bạch thông tin; trách nhiệm giải trình đầy đủ của hệ thống quản lý; có sự tham gia của người dân vào quyết định, quản lý và giám sát.
Công cụ tài chính chưa được sử dụng hiệu quả trong quản lý. Một phần vì cơ chế quản lý trữ lượng không hợp lý, không có cơ chế quản lý khối lượng khai thác được mà dựa vào kê khai của doanh nghiệp. Từ đó việc tính thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản cũng dựa chủ yếu vào kê khai của doanh nghiệp. Đây là kẽ hở lớn nhất trong bài toán hài hòa lợi ích, lợi ích chủ yếu thuộc nhà đầu tư khai thác, Nhà nước được không đáng kể và cư dân địa phương chịu thiệt thòi hoàn toàn.
Tổ chức thực thi pháp luật kém đã làm cho hầu hết các doanh nghiệp coi việc báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ là hình thức, lập báo cáo chủ yếu để đối phó và hầu như quên báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án. Trong tình trạng này, đáng ra các cơ quan quản lý nhà nước phải tích cực thực hiện công cụ thanh tra, kiểm tra và tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân thực hiện giám sát. Nhưng tất cả các công cụ này cũng chỉ thực hiện khi có chỉ đạo, không thực hiện thường xuyên. Khi phát hiện sai phạm, việc xử lý cũng không triệt để và không đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp về môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.