Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Năm 2016 đã bắt đầu với một loạt sự cố môi trường
(14:29:56 PM 12/01/2016)Đã có hơn 370 tấn cá chết tại làng bè Hiệp Hòa trên sông Đồng Nai
Đầu tiên, là vụ cá chết hàng loạt tại làng bè Hiệp Hòa trên sông Đồng Nai (xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Sự việc đã manh nha đợt 1 (31/12/2015) và tiếp tục cho đến đợt 2 (03/01/2016) thì tình trạng cá chết hàng loạt đã lan trên diện rộng và trầm trọng hơn. Tính cho đến thời điểm này, đã có hơn 370 tấn cá của dân làng bè bị chết, thiệt hại kinh tế hơn 10 tỷ đồng.
Ngyên nhân được xác định là hàm lượng ô xy trong nước bị thụt giảm quá mạnh, do mật độ bè và mật độ nuôi cá quá dày đặc đã giới hạn không gian sống của cá, thêm vào đó, dân làng bè áp dụng chế độ dinh dưỡng cho cá không tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan chức năng; cho cá ăn các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, an toàn, áp dụng chế độ ăn tăng cường. Những điều này làm tăng hàm lượng hữu cơ, phát sinh một lượng lớn vi khuẩn có hại trong nước, qua đó làm hàm lượng DO bị suy giảm.
Đáng lưu ý, thời điểm xảy ra tình trạng cá bè bị chết, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường còn ghi nhận có sự thay đổi ngột về chế độ thủy triều không theo quy luật tự nhiên. Điều này đã làm hạn chế sự khuyếch tán ôxy trong nước, dẫn đến hiện tượng suy giảm hàm lượng DO.
Thứ hai là sự cố vỡ bể chứa bùn thải chì thuộc nhà máy chế biến chì kẽm của Công ty THHH CKC tại Lạng Cá, thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) ngày 05/01/2016. Sự cố xảy ra ước tính khiến cho 2.000 m3 nước thải và bùn thải có chứa chì tràn ra môi trường, vùi lấp 1.000 m2 đất ruộng của bà con bên dưới, rất may không gây thiệt hại về người.
Sự cố vỡ bể chứa bùn thải chì thuộc nhà máy chế biến chì kẽm của Công ty THHH CKC tại Lạng Cá khiến cho 2.000 m3 nước thải và bùn thải có chứa chì tràn ra môi trường, vùi lấp 1.000 m2 đất ruộng
Tuy nhiên, việc tràn bùn thải này rất nguy hại bởi trong bùn thải không chỉ có chì mà còn có kim loại nặng. Kim loại nặng lẫn vào nước và đất sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các sinh vật và thậm chí là cả con người.
Giải thích về cơ chế tác động tới con người, TS. Phùng Chí Sỹ, chuyên gia môi trường cảnh báo, bùn thải chì, kẽm khi ra môi trường có thể tích tụ trong rau, tôm, cá…, con người ăn vào sẽ rất nguy hiểm. Nếu lượng bùn thải đi vào nguồn nước cũng tác động tới con người khi tắm giặt.
Tiếp đến là mất nguồn phóng xạ Cs-137 ở Nhà máy Xi măng Bắc Kạn ( Phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn) bị mất trong quá trình lưu giữ tại kho. Sự việc đang khiến người dân quanh vùng lo lắng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở KH&CN Bắc Kạn đã báo cáo UBND tỉnh, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về sự cố trên. UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất.
Đây không phải là lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ. Gần đây nhất, tháng 03/2015, nhà máy thép Pomina 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng bị mất nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60. Trước đó, vào tháng 09/2014, một công ty tại TP Hồ Chí Minh cũng bị lấy cắp thiết bị chụp ảnh NDT có chứa nhiều chất phóng xạ, trong đó có chất Iridium 192 có thể gây nhiễm độc và chết người.
Có thể nói chỉ mới trong gần nửa tháng đã liên tiếp xảy ra những sự cố môi trường có tính chất nghiêm trọng trên địa bàn cả nước, đã dấy lên mối lo ngại về an toàn môi trường. Vì vậy, nếu không có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát liên tục nhằm bảo đảm an ninh môi trường thì mãi mãi chúng ta chỉ có thể bất lực “chạy theo sau” để khắc phục sự cố sau khi nó đã xảy ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.