Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Lễ diễu binh, diễu hành 2/9 năm nay có gì đặc biệt?
(14:32:06 PM 01/09/2015)
Hình ảnh tại buổi sơ duyệt ngày 26/8
Hơn 30.000 người tham gia
Toàn bộ lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm Quốc khánh 2/9 năm nay (còn được gọi là Nhiệm vụ A70) có khoảng hơn 30.000 người.
Các đơn vị phải chuẩn bị và luyện tập từ cách đây nhiều tháng tại Trung tâm huấn luyện QG Miếu Môn, Sân bay Hòa Lạc, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đơn vị tập luyện lâu nhất là 4 tháng, nhanh nhất là 2 tháng.
Để chuẩn bị cho sự kiện lớn này, các lực lượng đã phải trải qua 3 lần hợp duyệt (lần đầu tiên vào ngày 10/8, lần thứ 3 tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn vào ngày 20/8). Sau 3 lần hợp duyệt, các lực lượng tiến hành sơ duyệt vào 26/8 cũng tại Trung tâm Huấn luyện quốc gia Miếu Môn.
Ngày 29/8 vừa qua, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành đã diễn ra tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Để phục vụ buổi tổng duyệt này, CA TP đã phải cấm xe ở 40 tuyến phố.
Các khối đứng phải đứng nghiêm được từ 3,5 giờ trở lên (Ảnh: Infonet)
Phải đứng nghiêm được trên 3,5 giờ
Trong quá trình luyện tập, các lực lượng phải đảm bảo nhiều quy định khắt khe. Cụ thể các CBCS tham gia khối đi phải tập đi nghiêm được từ 200m trở lên, diễu hành được khoảng 5km. Các khối đứng phải đứng nghiêm được từ 3,5 giờ trở lên.
Quá trình luyện tập, lực lượng diễu binh phải bảo đảm theo đúng Điều lệnh đội ngũ quân đội. Độ dài mỗi bước chân trong quá trình đi hành tiến là 75cm. Khi đi nghiêm qua lễ đài, đầu gối các chiến sĩ thẳng, bàn chân vung lên thẳng hướng tiến, song song với mặt đất và cách mặt đất khoảng 30cm.
Yêu cầu cánh tay đánh ra trước, khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 80 độ, cánh tay dưới tạo thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20cm, nắm tay úp xuống, mép dưới nắm tay cao ngang mép trên túi áo ngực (của sĩ quan) cao ngang cúc áo thứ hai từ trên xuống (đối với hạ sĩ quan và binh sĩ nữ).
Tay sau đánh thẳng hết cỡ ra phía sau, lòng bàn tay hướng vào trong (cả tay và chân đánh có độ dừng). Cứ thế chân nọ, tay kia nhịp nhàng hành tiến theo nhịp nhạc hành khúc, mặt của các chiến sĩ hướng lên lễ đài một góc 45độ để chào. Tốc độ hành tiến vào khoảng 105 bước/phút, tức là khoảng 4,8km/h.
25 khẩu pháo tham gia bắn 21 loạt trên nền Quốc ca
Loại đại bác sử dụng trong lễ kỷ niệm thuộc kiểu lựu pháo M30 122mm do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, pháo M30 122mm chủ yếu được sử dụng phục vụ cho các nghi lễ. (Ảnh: Zing)
Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sẽ gồm: Lễ rước đuốc, lễ chào cờ; pháo lễ, diễu binh, diễu hành...Trong phần diễu binh, đi đầu sẽ là xe mang hình Quốc huy của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, phía sau là khối Hồng kỳ. Sau đó là phần diễu binh của các lực lượng vũ trang: quân đội, công an…
Sau nghi lễ diễu binh là chương trình diễu hành nghệ thuật với sự tham gia của lực lượng nghệ sĩ, nghệ nhân, sinh viên các trường nghệ thuật.
Chương trình có sự tham gia của lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an, du kích, dân quân, tự vệ), lực lượng quần chúng đại diện các thành phần, như: cựu chiến binh, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ và các dân tộc Việt Nam.
Việc chuẩn bị vũ khí trang bị cho các khối cũng đã được Bộ Quốc phòng tiến hành chặt chẽ. Các khối như đặc nhiệm, cảnh sát biển, đặc công.. được trang bị loại súng tiểu liên AM-15 do Việt Nam sản xuất.
Trong lễ kỷ niệm sẽ có 25 khẩu pháo tham gia bắn 21 loạt, mỗi loạt 5 quả đạn trên nền nhạc Quốc ca. Việc bắn pháo lễ sẽ do Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng đảm nhiệm. Hiện nay khối bắn pháo lễ đã tổ chức luyện tập chu đáo. Động tác, kỹ thuật bắn pháo bộ đội đã thành thục.
Đoàn người đi trong mưa
Dưới cái nắng bất thường của mùa thu năm nay các chiến sĩ của lực lượng nữ thông tin đã đổ mồ hôi (Ảnh: Zing.vn)
Trong quá trình tham gia luyện tập, các lực lượng phải đối mặt với nhiều khó khăn như luyện tập trong thời gian ngắn, nắng nóng kéo dài, cường độ luyện tập cao.
Hình ảnh các nữ chiến sĩ đổ mồ hôi luyện tập cũng khiến nhiều người xúc động. Đặc biệt, trong buổi tổng duyệt đêm 29/8 vừa qua đã xảy ra mưa to.
Dù thời tiết không thuận lợi tuy nhiên các khối diễu binh của quân đội và công an vẫn nghiêm trang tiến hành nhiệm vụ trong nền nhạc hùng tráng và lời giới thiệu của người điều hành chương trình.
Những hình ảnh đoàn người nghiêm trang đi trong mưa này đã nhận được sự ủng hộ, thương mến lớn từ người dân.
Khoảng 21h, bất kể trời mưa, người dân vẫn đứng 2 trên hè đường để chờ xem đoàn diễu hành đi qua - (Ảnh: Dân trí)
Chưa tính được tổng kinh phí đầu tư
Nghi lễ diễu binh, diễu hành chính thức sẽ được tổ chức vào 7h ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến phố Hà Nội. Song song với lễ chào cờ diễn ra ở quảng trường lăng, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ bắn 21 phát đại bác.
Tham gia lễ kỷ niệm, ngoài các đoàn đại biểu Việt Nam còn có đoàn đại biểu cấp cao Lào, Campuchia, bạn bè lâu năm có đóng góp vào sự phát triển 70 năm của Việt Nam.
Quy mô của lễ diễu binh, diễu hành lần này được đánh giá là sẽ lớn hơn lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết đến nay chưa tính được tổng kinh phí đầu tư cho sự kiện này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.